Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
 Sau thời gian nghỉ sau sinh đã đến lúc bạn phải trở lại công sở, vậy nên bạn không thể cho bé bú thường xuyên đều đặn như trước đó. Nhưng làm thế nào để bảo quản sữa mẹ cho bé yêu?

Chuyên gia khuyên bạn

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng việc bảo quản sữa mẹ cần được tiến hành đúng cách mới đem lại hiệu quả, giúp sữa bảo toàn được tối đa các chất dinh dưỡng vốn có trong nó. Nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản là hai nhân tố quan trọng nhất bạn cần lưu ý.

- Trong điều kiện thường hay còn gọi là nhiệt độ phòng ở 25 độ C thì sữa mẹ bảo quản được trong vòng 4 giờ.

- Nếu để sữa trong hộp lạnh và túi giữ lạnh thì có thể bảo quản được sữa mẹ tối đa là 24 giờ.

- Trong ngăn mát của tủ lạnh, tương đương với 4 độ C hoặc có thể là thấp hơn thì có thể bảo quản sữa trong vòng 4-5 ngày.

- Nếu bạn bảo quản sữa trong tủ lạnh thì có thể giữ được trong vòng 48 tiếng.

- Còn nếu sữa được giữ lạnh trong ngăn đá ở nhiệt độ 0 độ C hoặc dưới 0 độ thì có thể bảo quản được 6 tháng liền.

Cho trẻ uống sữa bảo quản thế nào?

- Muốn giã đông sữa mẹ nếu bảo quản trong ngăn đá trước hết hãy đặt bình sữa xuống ngăn mát, để giã đông. Tiếp đó hâm nóng sữa bằng cách ngâm vào 1 bát nước nóng trước khi cho bé “thưởng thức” sữa mẹ.

- Không nên hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng sẽ khiến các dưỡng chất vốn có trong sữa mẹ bị thất thoát ra bên ngoài. Hoặc cũng không nên cho sữa vào nồi đun trực tiếp sẽ gây nên hiện tượng thất thoát chất dinh dưỡng.

- Nếu bé không bú hết lượng sữa đã hâm nóng lại thì nên bỏ lượng sữa thừa đó đi thay vì cho bé bú lại vì rất có thể lượng sữa thừa đó đã bị nhiễm khuẩn, là tiền nguyên nhân gây nên chứng đau bụng, ngộ độc ở trẻ.

Lưu ý: Các chuyên gia khuyên nên chọn bình chứa sữa có chất liệu bằng nhựa hoặc kim loại vì nó có khả năng chịu được nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, sao cho bạn có thể để sữa vào được ngăn đá của tủ lạnh hoặc dội qua nước sôi.

Không nên lạm dụng mà bảo quản sữa mẹ

Chỉ nên bảo quản sữa mẹ khi bạn có lý do không thể cho bé bú trực tiếp để hạn chế sự thất thoát các dưỡng chất vốn có trong sữa.

Dưới đây, chúng tôi xin “điểm mặt” một số tác dụng không mong muốn của việc bảo quản sữa mẹ:

- Cho dù bảo quản trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh, sữa vẫn mất đi một số loại dưỡng chất. Chính vì vậy nếu không có “lý do” chính đáng các bà mẹ không nên làm lạnh sữa.

- Cho bé bú trực tiếp cũng là cách để “thu hẹp” khoảng cách giữa bạn và bé, gắn kết tình mẹ con.

- Đặc biệt việc cho bé bú sẽ kích thích quá trình tiết sữa hiệu quả hơn so với việc áp dụng các thao tác vắt sữa bằng tay hay bằng máy. Đồng thời, hạn chế nguy cơ tia sữa bị tắc hoặc vón cục là tiền nguyên nhân gây ung thư vú về sau.

- Trong sữa mẹ có chứa lipase là một loại men tiêu hóa chất béo, vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Một số bà mẹ có hàm lượng lipase trong sữa cao và khi làm tan đông, sữa của những bà mẹ này thường có mùi và vị không mấy dễ chịu. Mặc dù không gây hại gì nhưng mùi khó chịu này có thể là nguyên nhân bé từ chối sữa mẹ bảo quản.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG