Cách loại bỏ độc tố trong khoai sắn đã lên mầm

Với thông tin truyền miệng ăn khoai mọc mầm rất độc nhiều gia đình đã bỏ vào sọt rác những củ khoai tây mọc mầm. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng có thể loại độc từ những củ khoai này để sử dụng tránh gây lãnh phí.

Các loại khoai như khoai tây, sắn, khoai lang... thường được dùng nhiều nhưng nếu không biết cách sơ chế sẽ để lại nhiều độc tố có hại cho cơ thể. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng về cách giúp loại bỏ độc tố trong khoai khi chế biến.

Cách loại độc ở củ khoai tây mọc mầm rất đơn giản đó là chúng ta chỉ cần cắt bỏ phần xung quanh mầm khoai. Với sắn lên mầm thì chỉ cầm ngâm vào nước muối một đêm trước khi chế biến.

Cách loại bỏ độc tố trong khoai sắn đã lên mầm ảnh 1

Khoai tây mọc mầm, khi chọn, tránh những củ đã mọc mầm vì quanh những mầm này có chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Nhưng chẳng may lấy phải củ có mầm không nên bỏ đi mà có thể dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này. Để hạn chế việc mọc mầm, khoai mua về không nên để bên ngoài nơi có không khí ẩm mà nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh.

Sắn, chất độc tập trung ở phần vỏ dày hai đầu của củ sắn. Do đó, khi sơ chế, cần cắt sâu vào hai đầu để nhựa chảy ra và loại bỏ chất độc. Trước khi chế biến, nên ngâm khoai trong nước có pha tý muối khoảng một đêm, tuyệt đối không ăn sống và nếu khi ăn thấy có phần đắng nên bỏ ngay vì đó là nơi tập trung chất độc.

Cách loại bỏ độc tố trong khoai sắn đã lên mầm ảnh 2

Khoai môn, khoai lang, hai loại khoai này dễ bị sùng. Những củ khoai hư này thường có mùi hăng đặc trưng mà nếu bẻ ra có thể ngửi được. Nên bỏ đi, không nên tiếc, hoặc vạt bỏ phần sùng. Khi chọn, chú ý nhìn kỹ vỏ khoai vì khoai sùng sẽ biểu hiện qua bên ngoài với những lỗ sâu đục li ti, sờ mạnh vào thấy chai và cứng.

Theo giadinh.net.vn
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.