Cách trang điểm mẹ bầu đẹp mà không hại thai nhi

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nhiều chị em cứ nói sự biến đổi khi mang thai là sự xấu xí vĩ đại vì đó là hy sinh cho con. Nhưng bạn sẽ vỹ đại hơn nếu vẫn biết làm đẹp.

Những cách làm đẹp nên tiếp tục

1. Bôi kem chống nắng

Kem chống nắng phù hợp cho mọi đối tượng ở môi trường nắng nóng khác nhau. Nếu thời gian tiếp xúc với ánh nắng ít thì chỉ nên dùng loại có chỉ số SPF 25-30, còn nếu đi tắm biển thì cần chọn loại có SPF vào khoảng 70-80.

Bên cạnh đó, các bà bầu cần phối hợp bảo vệ da bằng các phụ kiện như nón, khẩu trang và áo khoác. Trên thị trường có một số loại kem chống nắng chiết xuất từ thiên nhiên, các bà bầu cũng có thể ưu tiên các loại này hơn.

2. Trang điểm đúng điệu

Bạn chỉ không nên lạm dụng chứ không phải kiêng tuyệt đối. Mỹ phẩm thời trang thường có tính chất dưỡng da nên ai cũng có thể sử dụng được. Do vậy, bà bầu vẫn có thể dùng mỹ phẩm thời trang cũng như các dòng sản phẩm dưỡng thể, dưỡng da tay và dưỡng.

Bạn chỉ cần lưu ý tránh dùng những sản phẩm có thành phần dễ gây dị ứng. Các loại mỹ phẩm dùng trong thai kỳ nên chọn loại có thành phần thiên nhiên, tránh lạm dụng chì kẻ, tránh các màu son quá đậm vì chúng thường có kim loại nặng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. Sơn sửa móng tay, chân

Móng tay, chân của các bà mẹ tương lai mọc nhanh hơn và cũng cứng, khỏe hơn nên bà bầu cần cắt móng thường xuyên hơn. Mặc dù sơn móng có chứa một lượng ít hóa chất mạnh nhưng chúng cũng khó hấp thụ qua móng và không liên quan tới dị tật bẩm sinh.

Do đó, các chuyên gia cho rằng việc làm móng không quá nguy hiểm với bà bầu nếu không làm quá nhiều. Tuy nhiên, mùi sơn móng có thể khiến bà bầu cảm thấy buồn nôn. Nên thay vì chọn salon kín gió, bà bầu nên ngồi cạnh cửa ra vào hoặc cửa sổ để sơn móng.

3. Massage

Thai phụ có thể thực hiện massage trong suốt thời gian của thai kỳ. Nó giúp làm dịu căng thẳng, cải thiện lưu thông máu, làm giảm mệt mỏi và bớt đau nhức. Vấn đề là massage ở đâu và massage như thế nào?

Nếu chỉ massage vùng mặt, tay chân, bả vai thì lúc nào bà bầu cũng có thể massage. Nhưng massage ở bụng bà bầu thì phải rất thận trọng, phải chọn người massage có kinh nghiệm bởi thực hiện không đúng phương pháp sẽ rất có thể làm tăng co bóp tử cung gây đẻ non. Khi massage trong thai kỳ thì không nên dùng tinh dầu có mùi.

Chống lại sự “biến đổi” thường gặp

1. Rạn da

Rạn da là do sự tăng cân quá nhanh và sự tăng kích cỡ bụng bầu khiến cho da không đủ sức đàn hồi. Đa số phụ nữ đều bị rạn da khi mang thai với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trên thực tế không có loại kem chống rạn da nào có thể xóa sạch vết rạn nhưng chúng hỗ trợ giúp chị em giảm xấu xí. Để giảm rạn, thai phụ nên:

- Tư vấn để có chế độ ăn hợp lý, tránh tăng cân quá nhiều.

- Nên dùng dưỡng ẩm cho da bằng kem dưỡng hoặc dầu olive. Bạn có thể dùng kem chống rạn nhưng nên chọn loại không có các thành phần AHA, acid glycolic, Retin-A…

2. Nổi mụn

Nhiều thai phụ bị nổi mụn trứng cá ở mặt, ngực… do sự thay đổi hormone khiến da nhờn hơn, lỗ chân lông bị bít. Các thuốc trị mụn lúc này có thể gây tổn hại cho thai nhi nên bạn tránh dùng. Để giảm mụn, bạn nên:

- Tránh nặn mụn vì có thể làm mụn mọc nhiều hơn.

- Hạn chế chạm tay lên mặt vì có thể làm tăng nhiễm khuẩn cho da.

- Dùng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để tắm và vệ sinh vùng da mụn.

3. Phù nề chân tay

Phù nề chân tay ở những tháng cuối thai kỳ khiến bạn xấu xí, thô như gấu mẹ.

- Nằm kê chân cao, đi giày bệt thoải mái

- Nên ăn nhạt hơn

- Dùng khăn lạnh chườm vào chỗ phù.

- Tránh đứng lâu.

- Ăn thực phẩm giàu kali như chuối, cải bắp, đậu nành…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những cách làm đẹp nên “nhịn”

1. Làm trắng răng

Làm trắng răng vẫn chưa được kiểm tra về độ an toàn trong thai kì nên các bác sĩ nha khoa cũng không biết được việc làm trắng răng có an toàn cho thai phụ hay không.

Mặt khác, do đây là trị liệu không cấp thiết nên bà bầu có thể để sau khi sinh hãy thực hiện. Ngoài ra, nướu răng và lợi của bà bầu cũng nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu do sự thay đổi hormone nên cách làm đẹp này có thể gây khó chịu

2. Tắm nước nóng, xông hơi

Nước ấm có thể giúp thai phụ thư giãn nhưng nếu ngâm mình trong nước nóng và xông hơi thì có thể nguy hiểm. Nhiệt độ càng cao thì càng dễ gây ra dị tật thai nhi, đặc biệt ở ba tháng đầu tiên của thai kì.

Hầu hết các phòng tắm đều để ở nhiệt độ rất cao, còn tắm trong bồn thì nhiệt độ thấp hơn rất nhiều, ít nhất thì tay, đầu gối, vai không ngập trong nước và nhiệt độ toàn thân không lên cao đến mức gây nguy hiểm. Việc xông hơi giải cảm cũng không nên áp dụng khi bạn đang có thai.

3. Trị nám công nghệ cao

Hormone thay đổi trong thai kỳ nên khiến nhiều chị em bị nám da. Nhưng việc điều trị bằng các phương pháp sử dụng thuốc hay công nghệ cao là không thích hợp.

Trong thai kỳ, bạn nên khắc phục bằng những cách tự nhiên như tránh ánh nắng mặt trời, đắp mặt nạ bằng rau, củ, duy trì giấc ngủ ngon. Việc điều trị nám công nghệ cao nên áp dụng sau khi đã sinh con được khoảng 1 năm.

Những cách làm đẹp cần thận trọng

1. Nhuộm tóc

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rất nhiều loại hóa chất độc hại được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc nhưng chưa một bằng chứng khoa học nào khẳng định loại thuốc này gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Tuy nhiên, để được tuyệt đối an toàn, các bác sĩ khoa sản khuyên chị em nên đợi đến hết 3 tháng đầu thai kỳ mới nên nhuộm tóc. Ngoài ra, bạn cũng nên nhuộm ở nơi có không khí thoáng và tránh bôi thuốc trực tiếp lên da đầu.

2. Waxing

Tẩy lông an toàn hơn trong 6 tháng đầu. Ở những tháng cuối của thai kì, waxing có thể làm co bóp dạ con.

Khi mang thai, thai phụ dễ bị suy tĩnh mạch nên càng không phù hợp với việc tẩy lông nóng, cũng như tẩy lông bằng tia laser vì thực sự hiện nay người ta vẫn chưa đánh giá hết được ảnh hưởng của laser trên thai nhi.

3. Dùng nước hoa

Trong nước hoa chứa nhiều hơn khoảng 10 chất hóa học có khả năng gây ra những dị ứng.

Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ vẫn có thể sử dụng nước hoa khi mang thai, nhưng phải chắc chắn đó là loại nước hoa không chứa thành phần gây hại cho sự phát triển của thai nhi, nhất là ở tuần thai thứ 8 và 14 vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG