Cách xử lý một số tình huống trẻ gặp phải trong mùa hè

Nên cho trẻ uống đủ nước trong mùa hè
Nên cho trẻ uống đủ nước trong mùa hè
TPO - Mùa hè là khoảng thời gian cho các bé nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày học tập căng thẳng, các hoạt động ngoài trời là không thể thiếu, vì vậy việc trẻ bị thương như xước tay chân,… là điều không tránh khỏi.

Dưới đây là một số lời khuyên để tránh những rủi ro không đáng có đối với trẻ.

Côn trùng cắn hoặc đốt

Những vết côn trùng cắn, đốt gây khó chịu cho trẻ nhưng hiếm khi nguy hiểm. Nếu nhìn thấy ngòi đốt, hãy cẩn thận cậy nó ra khỏi cơ thể bằng móng tay.Không nên sử dụng nhíp vì nó khiến cho độc tố ngấm vào da bạn.

Để trị vết sưng tấy, hãy nâng cao phần cơ thể bị đốt và chườm đá lạnh (lưu ý đá nên được bọc trong mảnh vải sạch).

Nếu trẻ bị đốt ở cổ hoặc miệng thì có thể chỗ sưng sẽ chặn đường thở của trẻ. Trong trường hợp này, nên cho trẻ ngậm một cục đá hoặc nhâm nhi một cốc nước lạnh. Nếu thấy trẻ khó thở, nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Mất nước

Trong thời tiết nắng nóng, nhắc trẻ nhớ uống nhiều nước hơn, nhất là khi chúng muốn chơi ngoài trời. Kem là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung nước cho trẻ. Bạn có thể làm kem ở nhà hoặc cho trẻ uống nước ép trái cây.Đảm bảo trẻ bổ sung đủ nước khi ra nhiều mồ hôi.

Để biết trẻ có bị mất nước hay không, hãy chú ý đến các dấu hiệu như khô miệng và mắt, đau đầu, nước tiểu màu sẫm, hoa mắt, chóng mặt.

Cách xử lý một số tình huống trẻ gặp phải trong mùa hè ảnh 1

Kiệt sức vì nóng

Nếu ở trong môi trường nắng nóng lâu và bị mất nước, trẻ có thể kiệt sức hoặc thậm chí đột quỵ vì nóng. Hãy để ý nếu trẻ có các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt,chuột rút, thở nhanh nhưng yếu và ra nhiều mồ hôi.

Nếu trẻ có những triệu chứng này, hãy đưa trẻ đến nơi mát, có bóng râm và cởi bớt quần áo cho trẻ. Nên để trẻ nằm xuống, chân nâng cao và bổ sung nước cho trẻ. Có thể cho trẻ uống dung dịch nước uống đẳng trương hoặc các gói dịch bù nước.

Đột quỵ vì nóng

Hãy cẩn thận khi thấy trẻ bị nhức đầu, chóng mặt, mạch nhanh và da đỏ ửng, nóng.Tệ nhất là trẻ có thể bị lú lẫn hoặc mất phương hướng.

Hãy hạ nhiệt độ cơ thể trẻ bằng cách cởi quần áo trẻ nhiều nhất có thể và gọi cấp cứu.Đưa trẻ tới nơi mát mẻ, nên đắp cho trẻ một tấm vải ướt để hạ nhiệt độ. Nếu cách trên không hiệu quả, hãy lau người trẻ bằng nước lạnh. Khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống mức bình thường, thay khăn ướt bằng khăn khô. Nếu nhiệt độ cơ thể lại tăng thì làm lại các bước trên.

Trẻ bị ngất, choáng

Do thời tiết ngày càng oi bức khi vào hè, nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ. Đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ và không đứng lâu dưới trời nắng nóng. Nếu trẻ thấy chóng mặt, hãy cho trẻ nằm xuống, chân cao hơn đầu để tăng lượng máu chảy nên não. Khi trẻ bình phục, cho trẻ ngồi dậy từ từ.

Cháy nắng

Đảm bảo trẻ được che chắn khi ra trời nắng. Nên uống nước mát thường xuyên và làm mát vùng da bị cháy nắng bằng nước lạnh, vải ẩm hoặc bạn có thể ngâm vùng da bị cháy nắng khoảng 10 phút trong nước lạnh. Bôi kem calamin hoặc kem dưỡng da có thể giúp trẻdễ chịu hơn. Nếu da bị phỏng rộp, nên đưa trẻ đi khám bệnh.

Vết cắt hoặc xước da

Hãy vệ sinh vết thương với nước lạnh, khăn ướt hoặc rượu, sử dụng bông tăm để làm khô xung quanh vết thương. Không nên sử dụng vải cotton, len,… vì sẽ gây thêm tổn thương cho da. Che phủ vết thương bằng gạc vô trùng và thạch cao. Đến gặp bác sĩ để tư ván nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng.

Chảy máu nhiều

Nếu vết thương lớn và chảy nhiều máu, hãy sử dụng các biện pháp cầm máu ngay lập tức.Cởi lỏng quần áo và cho trẻ nằm xuống, chân cao hơn đầu để tránh sốc. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Chảy máu mũi

Nếu trẻ bị chảy máu mũi, cho trẻ ngồi xuống, đầu nghiêng về phía trước để tránh máu mũi chảy tiếp. Hãy bảo trẻ thở bằng miệng và bịt mũi bằng bông và véo đỉnh mũi trẻ trong vòng 10 phút. Đưa trẻ miếng vải mềm để lau máu. Nếu vẫn không ngừng chảy máu(lâu hơn 30 phút) nên lập tức đưa trẻ tới bệnh viện.

MỚI - NÓNG