Chóng mặt khi đứng dậy có nguy hiểm không?

Nếu cảm giác chóng mặt nặng lên thay vì giảm đi sau khi đứng dậy, thì có lẽ nên nói chuyện với bác sĩ.
Nếu cảm giác chóng mặt nặng lên thay vì giảm đi sau khi đứng dậy, thì có lẽ nên nói chuyện với bác sĩ.
Đầu váng, mắt hoa, mất thăng bằng - bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại cảm thấy một hoặc nhiều triệu chứng này khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi hoặc ra khỏi giường?

Trong hầu hết các trường hợp, cơn choáng váng sẽ giảm dần trong vòng vài giây. Và trong những trường hợp này, thật may mắn là cảm giác đó không có gì đáng lo.

"Trái tim giống như một máy bơm, và khi bạn đứng lên đột ngột, lượng máu vào tim bị giảm", BS. Phillip Low, giảng viên thần kinh tại bệnh viện Mayo ở Minnesota giải thích. "Điều này có thể gây giảm huyết áp tạm thời, và phải mất một khoảng thời gian ngắn để các cơ chế điều chỉnh khởi động và sửa chữa nó".

Trong y học, điều này được gọi là tụt huyết áp tư thế đứng, huyết áp giảm sẽ trở lại bình thường. Nếu thỉnh thoảng bạn gặp phải sự chậm trễ ngắn như vậy, nó có thể có nguyên nhân cụ thể được sửa chữa dễ dàng.

Ví dụ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ăn không đủ thức ăn hoặc uống không đủ nước. Bỏ bữa có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu, trong khi không uống đủ nước có thể dẫn đến mất nước, làm chậm lưu thông máu. Các nguyên nhân khác bao gồm tập luyện, kiệt sức do nóng, mang thai, uống rượu và thiếu ngủ.

Tuy nhiên, bạn có thể cần phải đi khám bác sĩ nếu cơn chóng mặt diễn ra thường xuyên và không giảm, nghĩa là nếu chóng mặt thực sự nặng lên khi bạn đứng lâu.

BS. Christopher Gibbons, giảng viên ngành thần kinh tại Trường Y Harvard, cho biết: “Điều này cho thấy huyết áp bị giảm và không hồi phục”.

Tụt huyết áp tư thế đứng sẽ trở nên phổ biến hơn khi có tuổi, BS. Gibbons cho biết, 5 đến 10% số người cao tuổi phát triển tình trạng này tại một thời điểm nào đó khi họ vượt quá 60 tuổi. Các nghiên cứu đã liên hệ tụt huyết áp tư thế đứng với tăng nguy cơ ngã và gãy xương ở người lớn tuổi trung niên.

Nếu căn phòng có vẻ quay quay, bạn có thể có một vấn đề khác - một bệnh ở tai trong được gọi là chóng mặt. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng trong tai hoặc chấn thương đầu và sẽ cần chăm sóc y tế.

Và một dấu hiệu khác của bệnh nghiêm trọng? Nếu bạn cũng mất ý thức sau khi đứng lên, ngay cả khi chỉ trong vài giây. Một đánh giá y tế là cần thiết để tìm kiếm bất kỳ rối loạn tiềm tàng nào liên quan đến tim, hệ thần kinh, hoặc hệ nội tiết.

Nhiều bệnh nhân thấy thuốc đang dùng (trực tiếp làm giảm huyết áp hoặc có tác dụng phụ làm giảm huyết áp) là thủ phạm. Trong những trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để thay đổi liều hoặc tìm hiểu các lựa chọn thay thế. Không bao giờ ngừng uống thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ vì nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.