‘Cô bé’ của bạn thay đổi thế nào theo tuổi tác?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Hiểu rõ về cơ quan sinh dục nói riêng và mọi cơ quan khác trong cơ thể nói chung là điều hết sức cần thiết để chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của bản thân. Với những thông tin được cung cấp dưới đây, bạn sẽ hình dung được những thay đổi xảy ra ở “cô bé” dần theo thời gian.

Không nhiều người hiểu rõ về những cấu tạo phức tạp và đặc tính của một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể phụ nữ đó chính là vùng kín. Đúng như tên mà chúng ta vẫn thường gọi chúng – những thông tin khoa học về bộ phận sinh dục của phái nữ hầu như “kín bưng” và phần lớn mọi người đều cố gắng tìm hiểu về chúng một cách kín đáo.

Trên thực tế, hiểu rõ về cơ quan sinh dục nói riêng và mọi cơ quan khác trong cơ thể nói chung là điều hết sức cần thiết để bạn chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của bạn thân. Với những thông tin được cung cấp dưới đây, bạn sẽ hình dung được những thay đổi xảy ra ở “cô bé” dần theo thời gian.

Ở độ tuổi 20

Sau giai đoạn dậy thì, “cô bé” của bạn sẽ đạt đến kích cỡ của người trưởng thành. Môi âm hộ - hay còn gọi là môi lớn bên ngoài sẽ to ra, giúp che giấu những phần riêng tư nhất của bạn. Do đó, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi thấy chúng dần trở nên mỏng đi vì khi trưởng thành, lượng mỡ tích tụ dưới da giảm đi.

Ở độ tuổi 30

Màu sậm hơn

Lượng hóc-môn tăng cao trong giai đoạn mang thai hoặc khi đã có tuổi sẽ làm cho các môi bé bên trong (kéo dài và bao quanh “hạt đậu tình yêu và nằm ngay miệng âm đạo) trở nên sậm màu hơn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi thấy chúng dần chuyển sang màu xám đậm.

Khả năng co giãn lớn

Tử cung sẽ căng tròn dần lên trong suốt giai đoạn mang thai. Sau đó, chúng co rút dần trở lại về hình dáng ban đầu trong vòng khoảng 6 tuần sau khi bạn sinh con. Có khoảng 32% phụ nữ hiện nay phải sinh mổ, tạo ra một vết rạch trên bụng nhằm mở tử cung và đưa em bé ra ngoài. Những vết sẹo phẫu thuật này có thể sẽ gây đau hoặc gây cảm giác ngứa ngáy trong nhiều năm.

Ở độ tuổi 40

Chu kỳ “nguyệt san” ngắn lại

Lượng trứng của phụ nữ sẽ suy giảm khá nhanh khi bạn bước vào độ tuổi 40 và chu kỳ “đèn đỏ” sẽ ngắn hơn một ít, thường có xu hướng kết thúc ở tuổi 50 trở đi - giai đoạn mà chúng ta gọi là mãn kinh. Khả năng sinh sản của cơ thể, vì thế, cũng sẽ bị giảm hẳn vào khoảng 5 đến 10 năm trước khi bạn thật sự mãn kinh.

Những bài tập giúp làm săn chắc các cơ vùng sàn chậu

Cơ quan sinh dục của nữ giới được nâng đỡ bởi một hế thống gồm rất nhiều dây chằng, các mô tế bào và cơ. Theo thời gian, quá trình tăng cân, lão hóa cùng những tác động từ hoạt động thể dục thể thao có thể làm các cơ ở sàn chậu bị lỏng lẻo đi, khiến các cơ ở cơ quan sinh dục bị biến dạng, gây ra tình trạng són tiểu hoặc cảm giác nặng nề ở vùng dưới bụng. Để cải thiện những rắc rối này, bạn nên thường xuyên luyện bài tập Kegel nhằm giữ cho các cơ ở vùng sàn chậu luôn săn chắc.

‘Cô bé’ của bạn thay đổi thế nào theo tuổi tác? ảnh 1

Sự tụt giảm của hóc-môn estrogen

Khi đã có tuổi, lượng hóc-môn trong cơ thể sẽ bị suy giảm, bao gồm cả hóc-môn estrogen. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng lượng a-xít và kiềm trong vùng kín, khiến “cô bé” dễ bị viêm nhiễm hơn. Thành âm đạo cũng sẽ trở nên mỏng và khô hơn so với trước, gây cảm giác ngứa, rát và sưng tấy đỏ. Tuy nhiên, nếu duy trì hoạt động tình dục đều đặn, bạn có thể ngăn ngừa được các rắc rối này.

‘Cô bé’ của bạn thay đổi thế nào theo tuổi tác? ảnh 2
Theo Phunuonline
MỚI - NÓNG