Có hay không sóng điện từ gây hại cho cơ thể?

Có hay không sóng điện từ gây hại cho cơ thể?
TP - Sóng điện từ xuyên qua người chúng ta ở nơi làm việc và ở nhà, tại trung tâm thành phố náo nhiệt và trong công viên yên tĩnh. Không ít người tin rằng, sóng điện từ do các thiết bị điện và điện tử tạo ra gây tác hai cho cơ thể. Song vẫn có dư luận ngược lại.

Giữa đại dương sóng vô hình

Mới cách đây 100 năm chắc chắn đa số dân cư thế giới chưa có cơ hội tiếp xúc với những trường điện từ khác với những gì xuất hiện trong tự nhiên. Đã hàng tỷ năm Trái đất tạo ra trường điện từ riêng và tất cả cơ thể sống đã quen với nó. Hơn thế, thậm chí còn xuất hiện giả thiết cho rằng, nếu thiếu trường điện từ - thí dụ trong trường hợp các nhà du hành vũ trụ - có thể không tốt, và hiện tượng bất ngờ rối loạn cường độ sóng điện từ sẽ nảh hưởng tiêu cực đến chức năng não bộ. Sấm sét cũng có thể gây ra rối lọan trường điện từ cục bộ, tuy nhiên chúng hiếm khi xảy ra và chỉ diễn ra ngắn ngủi, nên hầu như vô hại (khác hẳn bản thân hiện tượng sét đánh). Những thay đổi bắt đầu diễn ra cuối thế kỷ XIX. Khi khởi động quá trình điện khí hóa – hiện tượng thực tế trong vòng vài chục năm đã bao trùm tất cả địa bàn đông dân cư tại các quốc gia đã phát triển. Bước nhảy vọt thứ hai bắt đầu 15 năm trước, khi mạng điện thoại di động GSM thâm nhập thị trường. Kể từ thời điểm đó các đài phát sóng - với tốc độ chóng mặt bủa vây và trong nhiều trường hợp – ăn nằm với chúng ta. Kết quả các nghiên cứu nhân chủng học cho thấy, điện thoại di động đã gắn bó với con người gần như đồ lót. “Ngày nay chúng ta ngụp lặn trong đại dương sống điện từ. Tiếc rằng không ai biết, liệu việc “tắm sóng” như vậy ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe” – GS Dariusz Leszczynski, nhà khoa học Ba Lan làm việc tại Sateilyturvakeskus STUK (Cơ quan An toàn Phóng xạ và Hạt nhân Phần Lan) phát biểu.

Sóng điện từ bao trùm phổ rộng các hiện tượng – kể từ sóng radio qua ánh sáng nhìn thấy đến lò vi sóng và sóng iôn hóa (tia X quang và tia gama). Đa số các biến thể của chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vậy nên nhóm chuyên gia thuộc hãng EMFbusters.pl quyết định kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật. Việc kiểm tra tập trung vào hai phạm vi – sóng tần số rất thấp (liên quan đến các dụng cụ điện) và sóng cực ngắn (sử dụng trong liên lạc không dây).

Có hay không sóng điện từ gây hại cho cơ thể? ảnh 1

Lò vi sóng “sát thương” tràn lan

Kết quả, ngay tại ngôi nhà trên mái lắp đặt cột phát sóng điện thoại di động, mức độ bức xạ tần số cao không hề đáng lo ngại. “50-60 microwat/1 mét vuông. Không phải lý tưởng, song cũng không cao hơn gía trị trung bình không gian thành phố” – TS Pawel Wypychowski khẳng định.

Tình hình khác hẳn, khi nhóm chuyên gia kiểm tra mức độ bức xạ của lò vi sóng. Thiết bị đo tần số cao cho kết quả đáng báo động. Nó lên tới 500 miliwat/1 mét vuông – tức 10 ngàn lần lớn hơn mức độ ô nhiễm tại địa điểm không có lò vi sóng. Nhiều khả năng chính cánh cửa lò là thủ phạm chính. Việc thường xuyên đóng-mở có thể làm cho khe cửa bị hở và vi sóng “chảy” ra ngoài.

Dị ứng với điện thoại di động

- Liệu thường xuyên sử dụng lò vi sóng có bị ung thư?” - Bản thân bức xạ điện từ không phải là hợp chất gây ung thư, tuy nhiên tương tự như tiếng ồn hoặc môi trường ô nhiễm, bức xạ điện từ là nhân tố gây stress đối với cơ thể. Vậy nên thường xuyên sử dụng lò vi sóng có thể làm chúng ta cảm thấy khó chịu ở bộ phận nào đó, hoặc dễ bị ốm đau hơn bình thường” – TS Wypychowski trả lời.

Nhóm chuyên gia Ba Lan không phải là nhà khoa học duy nhất khẳng định như vậy. Các bác sĩ trên toàn thế giới đều ghi nhận số lượng gia tăng bệnh nhân khẳng định, họ cảm thấy khó chịu trong không gian có máy tính, điện thoại di động hoạt động hoặc sống gần đường dây cao thế. Phạm vi triệu chứng khó chịu rất rộng: từ rối loạn chức năng tim và tình trạng khó thở, đến đau nhức xương khớp, cơ bắp và nhức đầu đến những triệu chứng giống như dị ứng và đột ngột suy nhược. Theo một cuộc điều tra tiến hành tại Thụy Điển, có tới 3% dân số quốc gia này (tức khoảng 250 ngàn người) là nạn nhân của chứng bệnh mới có tên “Hội chứng mẫn cảm điện từ thái quá” (EHS – electromagnetic hypersensitivity syndrome).

Có hay không sóng điện từ gây hại cho cơ thể? ảnh 2

Một số nạn nhân EHS như Per Segerback, nhân vật chính của thiên phóng sự đã đăng trên tạp chí “Popurlar Science” phản ứng với sóng điện từ thật bị đát. Cho dù đã có thời làm việc với tư cách kỹ sư viễn thông, ngày nay Segerback có thể bị bất tỉnh chỉ vì ai đó ở cùng phòng vô ý sử dụng…điện thoại di động! Con người xấu số đã dọn ra “hoang mạc”, sống trong ngôi nhà gỗ, mọi thiết bị điện và điện tử - bao gồm cả “chuột” máy tính – đều phải bảo hiểm bằng màn hình ngăn bức xạ. KS Segerbeck đã được nhận bồi thường thiệt hại – không phải của chủ thuê lao động, trường hợp của anh đã làm cho Thụy Điển – quốc gia duy nhất trên thế giới – thừa nhận EHS là một bệnh. “Trong nhiều trường hợp chúng tôi đã tận mắt chứng kiến sự cải thiện sức khỏe của không ít đối tượng sau khi thực hiện những giải pháp giảm thiểu mức độ bức xạ điện từ tại không gian sống” – TS Wypychowski dẫn giải.

Dưới đường dây cao thế

Tại địa bàn cột điện đường dây cao thế chôn gần các tòa nhà dân cư, nơi đường dây chạy cách một số cửa sổ chỉ vài ba mét, cường độ từ trường thật đáng báo động – vượt 700 nanotesli, tức hai lần lớn hơn mức độ được cho là nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Trong trường hợp này mối e ngại là có cơ sở. Vùng điện từ tần số thấp đuợc coi là nhân tố gây ung thư tiềm tàng, làm gia tăng nguy cơ ngã bệnh thí dụ bệnh máu trắng. Hiện tượng cảm ứng là nguyên nhân gây bệnh – dòng điện chảy qua thân thể của con người nằm trong vùng điện từ này có thể làm rối loạn chức năng nhiều cơ quan nội tạng, trong đó có hệ đề kháng của cơ thể.

Trên toàn thế giới đều áp dụng những quy định về khoảng cách tối thiểu giữa nhà ở và đường điện cao thế, tuy nhiên trong thực tế tình hình diễn ra rất khác nhau. Liệu có thể làm gì với thực trạng? Về mặt lý thuyết, có thể chạy đường dây ngầm, nơi bức xạ ít tác hại hơn. Tiếc rằng ngành chủ quản thường viện lý do kinh phí tốn kém để biện minh cho thực trạng.

Theo Tiến Đôn
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG