Công dụng tuyệt vời của đậu bắp nhiều người chưa biết

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
 Ưu điểm vượt trội của đậu bắp là giúp bạn có mái tóc đẹp mượt mà, làn da sáng mịn và đẩy xa bệnh tật…

Đậu bắp là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, giàu khoáng chất như đồng, magiê, folate, canxi, kẽm, mangan và chứa nhiều vitamin như vitamin nhóm A, B6, C, K. Những khoáng chất và vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải chất độc trong cơ thể…

Hiện nay, đậu bắp đã trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Nếu nhìn ở khía cạnh món ăn bài thuốc, đậu bắp có khá nhiều công dụng như:

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Giúp đẹp da, mượt tóc

Vitamin C, K và cácvitamin khác có trong đậu bắp giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và sửa chữa các mô trong cơ thể, thúc đẩy sự hình thành collagen và sắc tố da, giúp trẻ hóa làn da bị hư hại. Ngoài sử dụng đậu bắp như một món ăn, bạn cũng có thể nghiền nát và đắp mặt nạ đậu bắp khoảng 2 lần/tuần để nhanh chóng lấy lại một làn da tươi sáng và mịn màng.

Hoặc bạn có thể làm đẹp tóc bằng cách pđun sôi đậu bắp, pha hỗn hợp 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, sau đó thoa lên tóc và để khoảng 15 phút thì gội với nước sạch để tóc được chắc khỏe và bóng mượt hơn.

Chữa táo bón, bệnh trĩ

Đậu bắp có nhiều chất xơ, lượng chất xơ trong 100 gram đậu bắp bằng 10% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Do đó đậu bắp sẽ rất tốt cho người bị bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Đậu bắp là nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa này và ngăn chặn ảnh hưởng của carbohydrate lên đường huyết. Theo một số nghiên cứu đã chứng minh các sợi của đậu bắp giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và duy trì trạng thái cân bằng đường huyết với bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh đó, ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Bên cạnh đó, hàm lượng viatmin C trong đậu bắp cũng là dưỡng chất rất cần thiết cho thai nhi.

Giúp cải thiện sinh lý

Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông. Vì thế, ăn đậu bắp thường xuyên với một lượng hợp lý sẽ giúp cánh mày râu tăng cường sinh lực, trị được chứng rối loạn cương dương.

Tốt cho người bị hen suyễn

Đậu bắp chứa nhiều vitamin C, theo nghiên cứu C đã được chứng minh là có tác dụng trong việc đẩy lùi các vấn đề về đường hô hấp, ví dụ như giảm cơn hen suyễn. Cho nên, việc tiêu thụ trái cây có vitamin C hàng ngày (trong đó có đậu bắp) sẽ làm giảm các triệu chứng thở khò khè ở trẻ em, đặc biệt là với những người dễ nhạy cảm với thời tiết.

Ăn đậu bắp đúng cách

- Đậu bắp chỉ nên nấu chín tới, không để quá lâu vì có thể mất hết dưỡng chất. -

- Cần rửa sạch vì lông tơ trên vỏ đậu bắp rất dễ bám bẩn, đặc biệt là thuốc trừ sâu.

- Những người hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên ăn.

- Khi mua nên chọn đậu bắp vừa phải, cuống không bị thâm, có bề mặt mịn màng, không tì vết, có màu xanh thẫm. Tránh mua những quả non hoặc bị dập.

- Đậu bắp cần được bảo quản cẩn thận để không bị thâm, héo. Tốt nhất nếu có số lượng nhiều, không sử dụng hết bạn nên gói kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Theo Theo Giadinh.net
MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.