Công nghệ hiện đại đang làm… hỏng thị lực

TP - Hiện nay, số thời gian mà con người sử dụng nhiều nhất chính là việc dùng điện thoại. Nhưng ít ai biết rằng, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại và một số thiết bị điện tử có thể gây chết các tế bào trong võng mạc mắt con người làm ảnh hưởng tới thị lực.

Tác hại của ánh sáng xanh

Theo đánh giá của Viện lão khoa NIA (Mỹ), mắt con người đang ngày càng “già đi trước tuổi” do chức năng thị lực suy giảm sớm và bệnh lý mắt ngày càng trẻ hóa. Trên thực tế, bên cạnh tuổi tác, quá trình lão hóa của mắt còn đang được đẩy nhanh bởi tác động dồn dập của ô nhiễm môi trường và ánh sáng xanh có hại phát ra từ các thiết bị công nghệ hiện đại như màn hình máy tính, điện thoại, tivi… đang chiếm phần lớn thời gian của con người.

Theo nghiên cứu, ánh sáng xanh được phát ra liên tục từ những thiết bị như màn hình phẳng, tivi, điện thoại, máy tính bảng, đèn LED. Vì ánh sáng xanh có quang phổ gần với tia cực tím nhất với bước sóng từ 380-500nm, nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến mắt. Điều này sẽ gây biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein, dẫn đến đục thủy tinh thể. Mặt khác, ánh sáng xanh còn gây đảo chiều phản ứng quang hóa của Rhodopsine - sắc tố thị giác của tế bào quang cảm thụ, thúc đẩy sự chết của tế bào này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhìn rõ của mắt.

Theo Tiến sĩ Celia Sanchez-Ramos, Tây Ban Nha, màn hình LED trong hầu hết các thiết bị điện tử như iPhone và iPad có thể gây hại cho võng mạc - lớp nhạy sáng ở mặt sau của mắt - và thậm chí có thể dẫn đến rối loạn thị giác. Sử dụng điện thoại trong ánh sáng yếu quá lâu tạo điều kiện cho các tia điện tử trực tiếp chiếu vào mắt, khiến kết mạc mắt bị khô kéo dài, dẫn tới ung thư mắt và mù lòa.

Một nghiên cứu cũng chỉ ra  mức độ cao của ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, đau đầu và thậm chí cả ung thư. Các tế bào cảm quang ở võng mạc có nhiệm vụ chuyển ánh sáng thành thông tin bị tổn thương do sự bão hòa kéo dài của ánh sáng màu xanh, dẫn đến tăng tình trạng viêm, khó chịu, đau đớn, thậm chí có thể gây rối loạn thị giác và mù lòa.

Công nghệ hiện đại đang làm… hỏng thị lực ảnh 1

Bảo vệ mắt bằng cách nào?

Nhằm tìm ra giải pháp bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ sinh học phân tử và phát hiện, chính sự biến đổi thành phần và tỉ lệ các loại protein tham gia cấu tạo thủy tinh thể và sự suy yếu của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc là nguyên nhân của tình trạng đục thủy tinh thể và tổn thương võng mạc.

Quá trình suy giảm chức năng và cấu trúc của 2 yếu tố quan trọng này lại do sự suy giảm Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ hiện diện trong cơ thể, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Do đó, phương pháp mới chăm sóc và bảo vệ mắt đã được tập trung nghiên cứu theo hướng tác động nhằm tăng cường Thioredoxin tự nhiên trong cơ thể nhằm đảm bảo sự toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của thủy tinh thể và võng mạc hiệu quả, an toàn.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong Wit (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bằng 3 cơ chế: hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào; làm chậm quá trình thoái hóa và bảo vệ tế bào thị giác. Đồng thời, Thioredoxin cũng giúp cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein và trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể.

Theo kết luận của ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), Broccophane làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên, hạn chế và phòng ngừa thoái hóa hoàng điểm và các bệnh về mắt khác từ bên trong, giữ cho mắt luôn tinh anh, khỏe mạnh. Ngoài ra, các chuyên gia nhãn khoa cũng đưa ra khuyến cáo cần hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, giúp mắt nghỉ ngơi, chính là hạn chế các bệnh về mắt. Nếu không chủ động chăm sóc mắt khi còn trẻ, mắt sẽ “lão hóa” sớm khi bước vào tuổi trung niên và suy giảm thị lực nghiêm trọng khi về già.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.