Cùng sốt xuất huyết, nhiều bệnh nguy hiểm đang 'tấn công' trẻ
TPO - Tại các BV lớn như Nhi TƯ, BV E, BV Saint Paul ở Hà Nội, mấy ngày qua ngoài số trẻ nhập viện vì sốt xuất huyết, các bé bị bệnh lý về hô hấp như sốt virus, ho, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm não Nhật Bản cũng tăng cao.

Còn tại BV E Trung ương, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân nhi mắc các bệnh như sốt xuất huyết, virus, cúm, tiêu chảy do rotavirus… tăng đột biến. Theo TS.BS Lương Thị Thu Hiền – trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận và điều trị cho 30-40 trường hợp bệnh nhân nhi mắc các bệnh trên, đó có cao điểm có những ngày 6 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết trong đêm.
TS.BS Lương Thị Thu Hiền cho biết, hiện nay, các bệnh nhi nhập viện chủ yếu mắc các bệnh cấp tính như nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan; nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi.
Theo BS Hiền, đối với các bệnh nhi này, khi nhập viện thường là muộn, do gia đình không tự hạ nhiệt được nên mới phải nhập viện, lúc này các cháu sốt rất cao, có cháu đã bị co giật.
Ngoài các bệnh đường hô hấp là các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy do rotavirus, rối loạn tiêu hóa. Điển hình như trường hợp bệnh nhi (1 tuổi, ở Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, phân lỏng đi nhiều lần/ngày, dẫn đến tình trạng mất nước nặng. Các bác sĩ phải điều trị theo hướng cấp cứu cho bệnh nhi bù nước điện giải. Kết quả xét nghiệm phân của bệnh nhi, các bác sĩ xác định, bệnh nhi này tiêu chảy do rotavirus. Điều đáng nói, bệnh nhi này mắc bệnh do không uống vắc-xin phòng bệnh.
Lượng bệnh nhi bị sốt xuất huyết cũng tăng. Hiện tại khoa Nhi có 18/42 bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết. Trong đó, có một bệnh nhân nhi (7 tuổi, ở Đồng Xa, Cầu Giấy, Hà Nội) mắc sốt xuất huyết nặng có biểu hiện sốc kèm theo tiểu cầu và bạch cầu đều giảm thấp, huyết áp dao động. Các bác sĩ phải điều trị tích cực, chống sốc cho bệnh nhi. Tuy nhiên, khi bệnh nhi qua cơn nguy kịch thì xuất hiện thoát huyết tương gây ra tràn dịch màng bụng và đa màng. Các bác sĩ ở khoa Nhi căng mình ra túc trực bên bệnh nhi theo dõi sát sao 24/24h, áp dụng các biện pháp chống sốc đặc biệt. Đến ngày thứ 8, bệnh nhi mới có dấu hiệu phục hồi, ăn, ngủ được và cắt sốt, tràn dịch màng bụng giảm, các chỉ số sinh hóa dần về bình thường.
Cùng chuyên mục

Bộ Y tế lần đầu tiên khuyến cáo cách dự phòng ô nhiễm không khí

Bác sĩ kê toa chuẩn hay không, lãnh đạo đều biết

Vợ trẻ không ngờ tình huống oái oăm này lại 'vạch tội' chồng ngoại tình

Gừng: Dùng đúng là 'thần dược', dùng sai thành 'thuốc độc' hại vô cùng

Những 'đại kỵ' khi ăn cá không phải ai cũng biết, tránh đi kẻo rước trọng bệnh

Vợ không thể ngờ chồng làm việc này khi thấy mình 'nguội ngắt chuyện phòng the'

Những việc cực tốt và 'đại kỵ' với người bệnh huyết áp khi trời lạnh
