Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân đột quỵ hôn mê sâu

Ông Hem được cứu sống ngoạn mục sau khi bị đột quỵ do tắc nghẽn động mạch lớn nhờ phương pháp can thiệp nội mạch. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Ông Hem được cứu sống ngoạn mục sau khi bị đột quỵ do tắc nghẽn động mạch lớn nhờ phương pháp can thiệp nội mạch. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
TPO - Chiều 12/4, bác sĩ Trần Chí Cường - Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Đại học Y Dược, Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM - cho biết, đã cứu sống bệnh nhân đột quỵ đã đi vào hôn mê sâu bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Đây là phương pháp cực kỳ mới mẻ khi mà Hoa Kỳ vừa đưa vào phác đồ điều trị đột quỵ chỉ 1 năm trước đó.

Theo bác sĩ Cường, ông Trần Văn Hem (64 tuổi, ngụ huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) bị té khi đang ngồi trên võng rồi hôn mê. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện huyện và một bệnh viện khác ở Cần Thơ. 

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết não nhưng bác sĩ can thiệp không thành công. Ông Hem được chuyển lên một bệnh viện lớn ở TPHCM. Sau 5 ngày nằm điều trị tại đây, sức khỏe bệnh nhân diễn tiến nặng dần, rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Người nhà quyết định cho ông Hem xuất viện để chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Ngay trong đêm, các bác sĩ bệnh viện đã quyết định phẫu thuật giải áp bằng phương pháp can thiệp nội mạch. 

Điều kỳ diều đã xảy ra, sau ca mổ ông Hem đã tỉnh lại, có thể tự thở và tự ăn uống. Tuy vậy, thời gian được can thiệp và xử trí quá chậm trễ, nên để lại di chứng một bên tay và chân của bệnh nhân chưa thể cử động.

Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng - Phó trưởng khoa thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cho biết, trường hợp ông Hem bị đột quỵ do tắc nghẽn động mạch lớn. Đây là trường hợp đột quỵ rất nặng, do đó nên sử dụng phương pháp tái thông mạch máu bằng can thiệp nội mạch sẽ cho hiệu quả điều trị cao. Tỷ lệ thành công của phương pháp này đối với bệnh nhân bị tắc động mạch lớn lên đến 80%.

Cũng theo bác sĩ Thắng, phương pháp này vừa được Hội Đột quỵ Hoa Kỳ đưa vào phác đồ điều trị năm 2015. Tại Việt Nam, phương pháp này còn khá mới mẻ, chỉ có một số bệnh viện lớn tại Hà Nội và TPHCM thực hiện được. 

Để có thể sử dụng hiệu quả phương pháp can thiệp nội mạch này, bác sĩ Thắng cho rằng, các cơ sở y tế cần thành lập hẳn một đơn vị can thiệp đột quỵ cho mình. Bởi việc điều trị đột quỵ cần phải phối hợp nhiều chuyên khoa từ sơ cấp cứu ban đầu, chuyển bệnh, bác sĩ tim mạch, thần kinh, bác sĩ hồi sức… Tất cả phải được tổ chức thành một đơn vị. 

Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tận dụng thời điểm vàng trong can thiệp tĩnh mạch cho người bệnh. Nếu trễ hơn, thì phải can thiệp nội mạch lấy huyết khối ra ngoài.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.