Dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng trở nặng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Cũng như nhiều bệnh do virut khác, bệnh tay-chân-miệng hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa khỏi nhưng phát hiện sớm và can thiệp ngay khi trở nặng sẽ cứu sống trẻ nhiều hơn.

Bệnh tay-chân-miệng lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban... giống như các nhiễm virut thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh.

 Do vậy, cần theo dõi tình trạng của trẻ sát sao, phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo như đã nói trên để đưa trẻ nhập viện điều trị kịp thời. Tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không.

Hầu hết bệnh tay-chân-miệng tự khỏi. Bệnh xảy ra ở trẻ nhiều lần trong đợt dịch là điều bình thường vì mỗi lần bệnh do nhiễm loại virut khác nhau. Người lớn có thể bị bệnh tay-chân-miệng vì mức độ kháng bệnh tự nhiên có trước đây bị suy giảm nhưng bệnh ở người lớn thì thường là nhẹ.

 Đây chỉ là diễn tiến mới của dịch bệnh chứ không phải bất thường. Cũng như nhiều bệnh do virut khác, bệnh tay-chân-miệng hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa khỏi nhưng phát hiện sớm và can thiệp ngay khi trở nặng sẽ cứu sống trẻ nhiều hơn.

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau phải nhập viện ngay:

• Sốt từ 39 độ C trở lên hoặc kéo dài từ 48 giờ trở đi;

• Nôn;

• Quấy khóc, bứt rứt;

• Ngủ lịm;

• Cơ co giật (lúc mới ngủ);

• Chân tay múa máy, quờ quạng (lúc mới ngủ) hoặc đi loạng choạng;

• Mắt đảo vòng (lúc mới ngủ);

• Chân, tay yếu;

• Thở khó khăn/thở nhanh (giai đoạn muộn);

• Da nổi vằn (giai đoạn muộn).

MỚI - NÓNG