Điếc vì thuốc nhỏ tai

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nhiều người có thói quen cứ viêm tai là dùng thuốc nhỏ tai để trị, dẫn tới tình trạng điếc vĩnh viễn

Thuốc nhỏ tai không vô hại

Anh Hoàng Văn Hùng 42 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội, thường xuyên bị bệnh ù tai, do di chứng viêm tai giữa từ thời còn nhỏ để lại. Những khi khi đầu óc căng thẳng, stress vì công việc, anh gần như không nghe thấy đồng nghiệp nói gì cả. Để giảm chứng ù tai, anh ra hiệu thuốc gần nhà thì được người bán tư vấn mua một lọ thuốc nhỏ tai hiệu Polydexa về dùng.

Thời gian đầu, bệnh tình có thuyên giảm đôi chút, các cơn ù tai ít xuất hiện hơn. Thấy có vẻ hiệu quả anh tích cực dùng nhiều hơn. Nhưng sau một thời gian dùng thuốc, tai của anh đột nhiên trở chứng, không nghe thấy những âm thanh nhỏ, chỉ có những âm thanh rất lớn anh mới nghe được. Thấy bệnh tình nặng hơn, anh Hùng vội vàng đi khám tại phòng khám chuyên khoa thì được biết mình bị giảm thính lực nặng và có nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.

Dược sĩ Cao Lâm Viên, Khoa Dược, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội lý giải: Thuốc nhỏ tai thường có tác dụng rất tốt với viêm ống tai ngoài, nhưng trong thành phần những thuốc này có chất dễ gây ngộ độc tai trong. Chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa có kèm theo chỉ định của bác sĩ.

Trong các loại thuốc nhỏ tai có chứa thành phần corticosteroid gây tổn thương tế bào thần kinh, tiền đình hoặc thính giác. Khi những thuốc này thấm vào thành mạch và đi tới tai trong, chúng sẽ gây tổn thương không hồi phục các tế bào thần kinh hoặc tiền đình. Các tế bào thần kinh thính giác bị tổn thương do nhiễm độc thuốc sẽ gây ra điếc tiếp nhận (người bệnh thường phàn nàn là bị nghe kém), lâu ngày có thể gây điếc vĩnh viễn.

Dùng đúng tránh tai họa  

Thuốc nhỏ tai thường được chỉ định dùng 3-4 lần/ngày, nên để nghiêng đầu, hướng tai cần nhỏ thuốc lên trên trong khoảng 1 phút. Chỉ nên dùng thuốc tối đa khoảng 10 ngày, sau đó nên đến khám bác sĩ tai mũi họng để đánh giá kết quả.

Không dùng thuốc cho những người nhạy cảm với kháng sinh, những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Phải tuyệt đối ngừng sử dụng khi thấy bên ngoài tai có những dấu hiệu như vành tai như mẩn đỏ, ngứa, chảy nước...

Nên xem kỹ thành phần, đặc biệt nếu là người đã từng bị dị ứng kháng sinh hoặc tiền sử có bệnh dị ứng (nổi mày đay, ban đỏ, dị ứng thức ăn...). Gặp trường hợp dị ứng, cần dừng ngay thuốc và đến khám bác sĩ.

Các loại thuốc nhỏ tai thuộc nhóm sát trùng (chứa corticosteroid) thường có thêm các thành phần như polymycin, neomycin, gentamycin... Các chất này có thể gây độc cho tai nên thường được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh lý chỉ khu trú ở ống tai ngoài, viêm tai giữa (chưa thủng màng nhĩ). Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc nhỏ tai này cần phải có chỉ định cụ thể của bác sĩ tránh sử dụng thuốc bừa bãi, tùy ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Những bệnh nhân có dấu hiệu như nghe không rõ, ù tai sau khi dùng thuốc cần phải ngừng sử dụng thuốc ngay, sau đó cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.