Điều phụ nữ tuyệt đối không được cam chịu trong hôn nhân

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Hôn nhân bình đẳng, không phải là mối quan hệ của bề trên và kẻ hầu,vì thế không một ai có quyền chửi bới hay coi thường người kia.

Bạn thường chỉ hình dung rằng, khi hôn nhân xảy ra việc bạo lực gia đình mới là lúc bạn không được quyền im lặng và phải đứng lên bảo vệ mình. Trên thực tế, có những điều khác nhỏ hơn, bạn nghĩ là không gây hậu quả nghiêm trọng và không ảnh hưởng tới cuộc đời mình đang từng ngày, từng giờ diễn ra, hủy hoại tương lai của bạn.

Dưới đây là những điều nếu xảy ra trong hôn nhân của bạn, bạn tuyệt đối không bao giờ được cam chịu hay bỏ qua:

Những lời đay nghiến, chửi rủa, xúc phạm

Trong cuộc sống vợ chồng sẽ không thể nào tránh khỏi những phút giận hờn, cãi vã, tranh luận, thậm chí là những mâu thuẫn đỉnh điểm. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có quyền chửi bới, rủa xả, xúc phạm người bạn đời. Dù chỉ bằng lời nói nhưng hành động này là không tôn trọng, coi thường và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Hôn nhân bình đẳng, không phải là mối quan hệ của bề trên và kẻ hầu,vì thế không một ai có quyền chửi bới hay coi thường người kia. Bạn không thể vì mình là đàn ông, hoặc vì mình làm ra tiền, vì mình đẹp hơn… hay vì bất cứ lí do nào khác để có quyền buông lời xúc phạm đối phương.

Nếu cuộc sống hôn nhân của bạn đang diễn ra như vậy, đối phương gọi bạn bằng những từ miệt thị, chửi bới, sỉ nhục bạn, dù không đánh bạn một cái nào nhưng hành động như thế bạn cũng không thể nào chấp nhận và cam chịu.

Bạo lực gia đình

Đây là vấn đề xảy ra ở nhiều gia đình nhưng không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn về nó. Nhiều người phụ nữ thậm chí còn nghĩ “đàn ông nóng, tát mình một cái thì có vấn đề gì”. Nhưng bạn cần hiểu, nền tảng của những trận đòn roi, những vấn nạn bạo lực gia đình xuất phát từ chính sự cam chịu của phụ nữ. Khi bản thân bạn còn không thương xót mình, còn cho việc bị đánh như thế là bình thường thì chắc chắn anh ta sẽ càng coi thường cơ thể của bạn và gây ra những điều bạo lực.

 (Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Khi bạn phải chịu cảnh bạo lực, dù là lớn hay nhỏ, bạn tuyệt đối không bao giờ được phép cam chịu hay bỏ qua chỉ vì nghĩ cho “yên cửa, yên nhà”. Bạn cần phải đấu tranh, nếu cần phải nhờ tới sự can thiệp, giúp đỡ của người khác, của chính quyền để cứu mình ra khỏi hoàn cảnh đó.

Kiểm soát, giam giữ

Khi hai người kết hôn với nhau, nghĩa là hai người có sự gắn kết. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc một trong hai có quyền khống chế, kiểm soát hay cấm đoán mọi thứ đối với người kia. Nhiều gia đình xảy ra cảnh chồng cấm không cho vợ ra ngoài, không được giao tiếp với ai, chỉ tối ngày ở trong nhà quẩn quanh cơm nước, đợi chồng về. Anh ta cắt mọi mối quan hệ của vợ một cách trịch thượng với quan điểm: Cô là vợ tôi, tôi có quyền.

Nhưng đây là một việc làm vi phạm nhân quyền. Dù họ có thể thanh minh rằng vì yêu quá tôi ghen, tôi muốn kiểm soát, vì tôi muốn bao bọc, bảo vệ không muốn điều xấu ảnh hưởng tới hôn nhân của mình nên mới làm vậy thì hành động này cũng tuyệt đối không được chấp nhận.

Bạn có quyền tự do cá nhân của mình và bạn phải sống cho cuộc đời mình. Không có lí do nào để đối phương ép bạn phải sống như anh ta mong muốn. Việc cố ý giam cầm, kìm kẹp, khống chế là không được phép.

Theo Theo Khám phá
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.