Điều trị teo đường mật bằng kỹ thuật mới

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đang bơm tế bào gốc cho bệnh nhân S.
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đang bơm tế bào gốc cho bệnh nhân S.
TP - Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đã thành công khi ghép tế bào gốc qua can thiệp mạch điều trị teo đường mật bẩm sinh.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc BV Vinmec, người trực tiếp tiến hành kỹ thuật mới này cho biết, bệnh nhân là bé H.M.S (4 tuổi, ở Thanh Hóa) bắt đầu có biểu hiện vàng da, đại tiểu tiện bất thường từ 1 tháng tuổi.

Cũng từ đó bé có biểu hiện mất ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm nên sức khỏe kém và hay mẩn ngứa. Gia đình cho bé đến khám tại BV Nhi T.Ư và được chẩn đoán bị teo đường mật bẩm sinh.

Bệnh khiến đường dẫn mật từ gan xuống ruột bị teo nhỏ hoàn toàn hoặc một phần, gây cản trở lưu thông mật từ gan xuống ruột. Trẻ có nguy cơ tử vong trước 1 tuổi nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. 

Đây là một bệnh bẩm sinh mà nguyên nhân chưa được biết rõ. Tỷ lệ mắc vào khoảng1/10.000 trẻ sơ sinh. Hai biểu hiện chính khi trẻ bị mắc bệnh teo đường mật bẩm sinh là phân bạc màu và biểu hiện vàng da, vàng mắt.

Khi S. được 1 tháng 20 ngày tuổi (năm 2010), GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đã mổ cho bệnh nhi này bằng phương pháp Kasai. Đây là phẫu thuật để tạo ra đường lưu thông mật từ gan bằng một phần của ruột non. 

Thành công của phẫu thuật này phụ thuộc tuổi của bệnh nhi (tối ưu nhất là 2-3 tháng tuổi), mức độ tổn thường gan và trình độ cũng như kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Sau ca mổ này, sức khỏe bệnh nhi có tiến triển tốt. Sau hơn 3 năm kể từ ca mổ đầu tiên đó, gần đây S. có biểu hiện bị tăng men gan nên được gia đình đưa đi khám lại.

GS Liêm cho biết thêm đối với bệnh teo đường mật bẩm sinh, để đạt được hiệu quả tốt nhất phải ghép gan. Tuy nhiên, để thực hiện được một ca ghép gan cần rất nhiều thời gian vì người hiến gan ít, thời gian chờ đợi để được ghép gan rất lâu, trong khi đó sức khỏe của trẻ suy giảm nhanh, cần được hỗ trợ để trẻ có cuộc sống bình thường.

Về phía gia đình bé S., khi thấy con có biểu hiện tái phát bệnh, cha mẹ trẻ đã tìm hiểu và được biết có thể ghép tế bào gốc để điều trị căn bệnh này tại Singapore. 

Gia đình bệnh nhi đã chuẩn bị mọi thủ tục và tiền để đưa con sang Singapore chữa bệnh thì bất ngờ họ được chính các bác sĩ Singapore giới thiệu GS.TS Nguyễn Thanh Liêm có thể ghép tế bào gốc điều trị bệnh cho bé S.

Trong ca mổ cho bệnh nhi S. ngày 15/1 vừa qua, GS Liêm đã quyết định thử nghiệm một kỹ thuật hoàn toàn mới trong ghép tế bào gốc. Đó là ghép tế bào gốc qua can thiệp mạch.

Chia sẻ về kỹ thuật này, GS Liêm cho biết: “Ghép tế bào gốc là cách duy trì sức khỏe để bệnh nhân có thời gian chờ đợi để ghép gan. Nhưng nếu quá trình biệt hóa tế bào gốc trong cơ thể thành công, có thể bệnh nhân S. sẽ không cần phải ghép gan nữa, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, bình thường”.

Sau ca can thiệp mạch, hiện sức khỏe bệnh nhi tiến triển tốt, da hồng hào trở lại, ngủ đẫy giấc, không còn mẩn ngứa. 

Về phía gia đình bé S., khi thấy con có biểu hiện tái phát bệnh, cha mẹ trẻ đã tìm hiểu và được biết có thể ghép tế bào gốc để điều trị căn bệnh này tại Singapore. Gia đình bệnh nhi đã chuẩn bị mọi thủ tục và tiền để đưa con sang Singapore chữa bệnh thì bất ngờ họ được chính các bác sĩ Singapore giới thiệu GS.TS Nguyễn Thanh Liêm có thể ghép tế bào gốc điều trị bệnh cho bé S.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.