Đồ uống 'giải cứu' bệnh nóng trong

Đồ uống 'giải cứu' bệnh nóng trong
Nóng trong người (nội nhiệt) xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức khuya thường xuyên, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… Để chữa khỏi bệnh nóng trong người cần phải có chể độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những đồ uống giúp bạn “mát ruột” trong ngày hè.

Theo đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe.   

Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Chỉ cần mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) là đã có một ly nước giải khát ngon, bổ.  

 Bông artiso nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu. Rễ artiso có tác dụng lợi tiểu, được dùng trong trường hợp thấp khớp, thống phong, vàng da...   

Atiso có tính đắng, hơi ngọt, rễ và bông artiso có giá trị dinh dưỡng cao.

Chanh tính bình, chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tinh dầu và acid citric đặc trưng. Những chất dinh dưỡng này trợ giúp rất nhiều đối với việc chuyển hóa, tăng cường sức đề kháng.   

 Chanh tươi có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, điều chỉnh chức năng tiêu hóa, trị ho, tan đàm. Nên dùng chanh tươi vắt lấy nước, thêm đường trắng vừa đủ, khuấy thành ly nước mát lý tưởng vào dịp nắng nóng.

Bí đao tính mát, có công dụng giải nhiệt, làm tan đàm, mát ruột và hết khát, lợi tiểu, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, giải khát trong mùa hè rất tốt, lại có tác dụng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy… 

Bí đao có hàm lượng natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề. 

Cách chế biến: 500 gr bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2 - 3 lần trong ngày. 

Hoặc ép chung 500 gr bí đao, 500 gr dưa hấu bỏ hạt, thêm chút đường trắng, uống 2 - 3 lần trong ngày, có tác dụng giải nhiệt, phòng say nắng, say sóng.   

Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g.

Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát. 

Nước vối giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3 - 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối thì sau thời gian ấy, cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.  

 Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh.

Đồ uống 'giải cứu' bệnh nóng trong ảnh 1

Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như trà.

Cây chó đẻ răng cưa 200g, lá đắng 100g, cam thảo 100g, bạch truật 100g. Các dược liệu ở dạng khô. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bao kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. 

Uống dần trong ngày. Công dụng: Mát gan, chống khát, dưỡng tỳ vị. Bài này phù hợp với những người có chức năng gan bị suy giảm, hay lở ngứa, ít ngủ, tiêu hóa kém.  

Theo Theo Lao động
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.