Đối phó hiện tượng ngứa da ở bà bầu

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Cách ứng phó những cơn ngứa khi mang thai với vô số nguyên nhân khác nhau.

Những cơn ngứa điên cuồng do

Đôi khi tình trạng ngứa da khi có bầu chỉ đơn giản vì tăng cân nhiều, nhưng cũng nhiều người khổ sở do những nguyên nhân khó đoán khác. Chị Đinh Hương (phố Biên Hòa, Tp.Phủ Lý, Hà Nam), đang có bầu ở tháng thứ 8, da đã căng rạn quá mức gây mẩn ngứa và nổi mề đay khiến chị rất khó chịu. Chị cố gắng kiềm chế những cơn ngứa như “gãi ghẻ” ở ngực, bụng, cánh tay, mông, đùi… bằng cách bôi thuốc mỡ, nhưng cũng không khá lên.

6 trường hợp nên đến bác sĩ

- Ngứa và phát ban vẫn không giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp trên.

- Ngứa toàn thân kèm với vàng da.

- Ngứa phát ban kèm với sốt có thể bị bệnh nhiễm trùng .

- Ngứa hay phát ban (không kèm sốt) và có tổn thương da.

- Ngứa kèm với cảm giác bỏng rát quanh âm hộ - âm đạo.

- Ngứa quanh hậu môn (có thể do bệnh trĩ).

Thạc sỹ Lê Duy Toàn (Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết: Nguyên nhân của tình trạng này là căng da và sự đè ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới, gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới, sinh phù chân. Ngoài ra, việc tăng chuyển hóa trong cơ thể gây ra việc tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích từ môi trường bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có...).

Tuy nhiều bà bầu bị ngứa da do rạn và căng quá mức thì còn do những nguyên nhân khó đoán khác rất đáng lưu ý:

- Thay đổi độ pH vùng âm hộ - âm đạo: Vùng này có độ kiềm cao khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.

- Viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng): Xuất hiện từ tháng thứ 4 - 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục.

- Tắc mật trong gan: Đây là một bệnh gan hiếm gặp xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thai phụ ngày càng ngứa trầm trọng, kèm theo buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi toàn thân (các triệu chứng sẽ hết sau khi sinh). Bệnh có thể gây sinh non.

Chống đỡ nhẹ nhàng khi ngứa da

Đối phó hiện tượng ngứa da ở bà bầu ảnh 1

Lời khuyên của các bác sĩ là, cho dù ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng không bao giờ được gãi hoặc tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau:

- Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót).

- Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức.

- Tắm với nước mát hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa

- Tránh dùng các loại xà phòng hay chất sút tẩy rửa mạnh. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng.

- Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A, D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa...), axit linoleic (dầu hạt lanh, dầu anh thảo, cá mòi...).

- Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày).

- Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng tam giác bằng nước pha muối loãng, thay quần nhỏ 2 lần/ngày hơn là dùng băng vệ sinh.

- Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG