Đột quỵ tiềm ẩn từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Đột quỵ đôi khi đến từ những dấu hiệu rất nhỏ
Đột quỵ đôi khi đến từ những dấu hiệu rất nhỏ
Theo thống kê, khoảng 40% người từng thiếu máu não thoáng qua sẽ gặp phải đột quỵ và đây được xem là dấu hiệu cảnh báo quan trọng của bệnh này.

Đột quỵ do thiếu máu não rất phổ biến

Thiếu máu não được định nghĩa là tình trạng lưu lượng máu lên não giảm xuống so với bình thường. Điều này khiến cho não bộ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. Lý giải tình trạng này, các bác sĩ chỉ ra rằng, nguyên nhân đến từ việc mạch máu bị xơ cứng, hẹp lòng mạch hoặc huyết khối làm mạch máu não bị tắc nghẽn, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. 

Có thể thấy, đây là tình trạng nguy hiểm, xuất hiện thường xuyên, song nhiều người lại coi thường, cho rằng việc kiểm soát bệnh là không cần thiết. Điều này một phần là do triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua không rõ ràng và chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy diễn ra âm thầm nhưng nếu không ngăn chặn ngay từ đầu, cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ làm tổn thương tế bào thần kinh, gây giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Trường hợp nặng hơn sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng... 

Đột quỵ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Về lý thuyết, khi một mạch máu bị tắc nghẽn do thiếu máu não thì các mạch máu xung quanh có nhiệm vụ “chi viện” để không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường của não bộ. Tuy nhiên, thời gian “chi viện” này chỉ có thể kéo dài trong khoảng 4 – 5 phút. Do đó, muốn cục máu đông không để lại hậu quả nặng nề thì việc xử lý, thăm khám và điều trị phải được thực hiện sớm, tốt nhất trong 3-4 giờ đầu.

Đột quỵ tiềm ẩn từ cơn thiếu máu não thoáng qua ảnh 1

Đột quỵ là bệnh vô cùng nguy hiểm nên phải có biện pháp phòng ngừa

Có thể thấy đối với thiếu máu não thoáng qua, phòng bệnh và chữa bệnh khâu nào cũng vô cùng quan trọng. Hiện nay, dòng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng tốt trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu não thoáng qua, từ đó ngăn chặn đột quỵ não. Những sản phẩm loại này được khuyên dùng vì nó đem lại lợi ích to lớn, đặc biệt là thực phẩm chức năng có thành phần chính chiết xuất từ enzym nattokinase. Loại enzym này giúp ngăn chặn và phá được các cục máu đông – tác nhân cơ bản gây đột quỵ, tăng cường lưu thông máu, làm giảm tình trạng thiếu máu não thoáng qua. Nattospes giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn bệnh tái phát, đẩy lùi di chứng của đột quỵ.

Năm 2014, Nattospes vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Bên cạnh sử dụng Nattospes, người bệnh cần có lối sống tích cực, đồng thời, hãy lắng nghe các biểu hiện khác thường của cơ thể để thăm khám kịp thời, góp phần phòng ngừa đột quỵ não.

Uy tín của thực phẩm chức năng Nattospes trong hỗ trợ và điều trị đột quỵ não đã được khẳng định:

1. Nghiên cứu về tác dụng của Nattospes trên các trường hợp bị đột quỵ não tại bệnh viện Quân y 103 hoàn thành năm 2008 do ThS.BS Nguyễn Chí Tuệ thực hiện đã cho thấy: Sản phẩm Nattospes có tác dụng giảm đông máu, cải thiện sức cơ và cải thiện di chứng tốt.

2. Nghiên cứu về tác dụng của Nattospes với bệnh đột quỵ não tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hoàn thành năm 2008 do GS.TS Nguyễn Văn Thông thực hiện đã cho thấy: Nattospes có hiệu quả tương đương với aspirin (thuốc đầu tay trong điều trị đột quỵ não), dự phòng đột quỵ: cải thiện, phục hồi khả năng nhận thức, vận động, tái hòa nhập xã hội cho các trường hợp bị đột quỵ não.  

3. Nghiên cứu về tác dụng của Nattospes tại bệnh viện Bạch Mai hoàn thành năm 2009 do BS CK2 Nguyễn Công Doanh thực hiện đã cho thấy: Trên lâm sàng cũng như trong dự phòng tái phát, Nattospes có hiệu quả tương đương aspirin và không gây tác dụng phụ. 

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.