Đừng chủ quan với tiêm ngừa cho trẻ trên 1 tuổi

Thuỷ đậu,sởi, quai bị và Rubella gây biến chứng nguy hiểm như vô sinh, sốt phát ban…
Thuỷ đậu,sởi, quai bị và Rubella gây biến chứng nguy hiểm như vô sinh, sốt phát ban…
Tiêm phòng những loại vắc-xin sẵn có là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cũng như chủ động và thiết thực nhất đối với trẻ, đặc biệt trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, Rubella, quai bị, thủy đậu…

Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh cho rằng chỉ trẻ em dưới 1 tuổi mới cần chú ý tiêm phòng.Trên thực tế,tiêm ngừa đối với trẻ em trên 1 tuổi cũng cần thiết và quan trọng vì hệ miễn dịch của trẻ ở độ tuổi này vẫn chưa hoàn toàn hoàn chỉnh, vẫn có thể mắc những chứng bệnh truyền nhiễm do vi-rút như kể trên.

Vì sao trẻ em trên 1 tuổi cần phải quay lại bệnh viện để tiêm ngừa?

Tiêm phòng luôn luôn là ưu tiên hàng đầu đối với phụ huynh có con nhỏ.Với trẻ trên 1 tuổi, tiêm ngừa thật sự quan trọng cũng như đối với trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn.Nó sẽ giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa các loại bệnh truyền nhiễm cao. Đặc biệt đối với các bé suy dinh dưỡng, việc tiêm phòng theo lịch hẹn với bác sĩ là điều quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, sở dĩ những loại như sởi, quai bị, thủy đậu và Rubella dễ bùng dịch là do vi-rút gây bệnh có tính lây lan rất mạnh, thậm chí là ở người lớn. Và hơn thế nữa, kèm theo những căn bệnh đó là những biến chứng hết sức nguy hiểm. Cụ thể như biến chứng thuỷ đậu là nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da, gây sẹo vĩnh viễn, nhiễm trùng huyết, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm não và tử vong. Hay như bệnh sởi, nếu diễn tiến nặng có thể gây viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa và có nguy cơ tử vong. Cho nên, tiêm ngừa cho trẻ trên 1 tuổi không hề thừa, mà ngược lại còn chủ động giúp trẻ tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm trên.Đặc biệt, thời tiết chuyển mùa như dịp sau Tết Nguyên Đán là thời điểm bùng phát dịch bệnh nhiều nhất.

Làm gì nếu tiêm chủng muộn?

Các phụ huynh thường lo ngại rằng, khi lỡ mất lịch tiêm cho bé giữa các mũi vắc-xin thì những mũi tiêm trước đây sẽ không còn tác dụng và sẽ phải bắt đầu tiêm lại mũi đầu tiên. Về mặt khoa học, đối với những loại vắc-xin có nhiều đợt tiêm, nếu tiêm sớm hơn lịch quy định, rất có thể gây giao thoa kháng thể đối với vắc-xin cần tiêm và kháng thể bảo vệ của những lần tiêm trước đó, sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả và tác dụng bảo vệ của thuốc chủng ngừa. 

Đừng chủ quan với tiêm ngừa cho trẻ trên 1 tuổi ảnh 1

Phụ huynh có thể ngăn chặn việc bùng phát của dịch bệnh bằng việc chủ động cho trẻ đi tiêm ngừa vắc-xin

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng khoảng cách giữa các liều vắc-xin trong loạt tiêm cơ bản hoặc tăng khoảng cách mũi tiêm nhắc lại không làm giảm hiệu quả của vắc-xin.Thêm vào đó, khi bé bị trễ lịch tiêm phòng, các phụ huynh cũng không cần phải cho bé tiêm lại từ đầu.Ngược lại, các phụ huynh cần phải chú ý tuyệt đối không để bé tiêm sớm hơn lịch tiêm phòng để hiệu quả của vắc-xin được phát huy tối đa và tránh những trường hợp kháng thuốc ngoài ý muốn.Thế nên, việc đưa trẻ trên 1 tuổi đi chích ngừa rất quan trọng, giúp ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm khó lường cho trẻ.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.