Dùng nước giếng sản xuất nước đóng bình

Dùng nước giếng sản xuất nước đóng bình
TPO - Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn TPHCM trong năm 2018 cho thấy vẫn còn một số cơ sở nước uống đóng bình, đóng chai sử dụng nước giếng để súc rửa vỏ bình hoặc làm nguyên liệu để sản xuất nước uống nhưng chưa thực hiện kiểm nghiệm định kỳ nguồn nước.

Thông tin trên được báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn TPHCM năm 2018 vừa diễn ra vào chiều 4/1. Theo bác sĩ Lê Minh Hải, Phó trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố (Ban QLATTP), trong năm 2018, Ban đã kiểm tra 41.032 cơ sở, trường hợp sản xuất kinh doanh thực phẩm; phát hiện vi phạm 11.395 trường hợp (tỷ lệ 27.8%), phạt tiền 2.780 trường hợp với tổng số tiền phạt gần 17 tỷ đồng.

Trong năm qua, ông Hải cho biết Đoàn kiểm tra của Ban QLATTP đã kiểm tra và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Điển hình như vụ việc công ty TNHH Hotel Students bị buộc phải tiêu hủy 404 kg nguyên liệu, 670 kg hàng hóa sản phẩm không nhãn mác, 808 kg bán thành phẩm chưa ép vỉ, 214.320 viên thuốc đã ép vỉ…và bị xử phạt với số tiền gần 115 triệu đồng vì vi phạm sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đảm bảo an toàn…

Dùng nước giếng sản xuất nước đóng bình ảnh 1  Cơ quan chức năng thực hiện thanh tra các cơ sở nước đóng bình trên địa bàn Thành phố. Ảnh: Lê Nguyễn

Đánh giá về công tác hoạt động của Ban trong năm qua, theo ông Hải, bên cạnh nhiều thuận lợi như công tác quản lý ATTP luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo sâu sát; mô hình thí điểm ban QLATTP mang lại nhiều hiệu quả; hoạt động tuyên truyền giáo dục… được thực hiện quyết liệt… thì công tác quản lý ATTP vẫn gặp nhiều khó khăn.

“Vẫn còn một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Một số cơ sở nước uống đóng bình, đóng chai còn sử dung nước giếng để súc rửa vỏ bình hoặc làm nguyên liệu để sản xuất nước đóng bình nhưng chưa thực hiện kiểm nghiệm định kỳ nguồn nước; công đoạn súc rửa vỏ bình không đảm bảo đẫn đến sản phẩm nhiễm vi sinh tương đối cao.”, ông Hải cho biết.

Qua quá trình thanh, kiểm tra, ông Hải cho rằng, lực lương thanh tra của Ban QLATTP vẫn còn thiếu, do phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chưa được trang bị kịp thời..

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.