Dùng sữa thì nên tránh xa những thực phẩm sau

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Bí quyết sử dụng sữa khi kết hợp với đồ ăn thức uống để không bị mất đi dưỡng chất.

Những thực phẩm không nên kết hợp với sữa

Sôcôla: Sữa giàu canxi và protein còn sôcôla lại chứa nhiều axit oxalic. Khi kết hợp, chúng tạo thành chất kết tủa canxi oxalate. Canxi không được hấp thụ mà còn gây tiêu chảy. Ngoài ra, nếu dùng quá nhiều hai loại sản phẩm này sẽ gây khô tóc.

Trà: Khi uống trà với sữa, sữa sẽ làm trà mất đi tác dụng với hệ tim mạch. Đồng thời, trà đẩy nhanh quá trình đào thải canxi trước khi cơ thể kịp hấp thu chúng.

Hoa quả và nước ép trái cây có tính chua: Protein trong sữa có thể phản ứng với axit có trong cam, quýt, bưởi... và kết tủa ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ, gây các bệnh về đường ruột. Vì thế không nên uống sữa kèm các loại hoa quả này hoặc vắt cam, chanh vào sữa.

Sữa chua và jăm bông, thịt hun khói: Trong loại thịt chế biến sẵn này có bổ sung thành phần nitrate để ngăn ngừa sự phân hủy. Khi nitrate gặp axit hữu cơ nó có thể chuyển thành nitrosamine, một chất sinh ung thư, đương nhiên là không tốt.

Sữa đậu nành và trứng: Sữa đậu nành chứa protein thực vật, chất béo, carbonhydrat, vitamin và khoáng chất. Uống riêng nó sẽ rất tốt và trứng cũng vậy. Nhưng khi trộn chúng với nhau sẽ tạo ra chất gây ức chế, làm cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất của cả sữa lẫn trứng. Do đó, thay vì uống sữa với trứng gà, bạn nên pha sữa với mật ong sẽ tốt hơn.

Thuốc: Thực tế, uống sữa với thuốc làm hình thành lớp màng mỏng trên bề mặt của thuốc, gây phản ứng hóa học giữa các khoáng chất trong sữa như: canxi, magie... với thuốc tạo thành chất không tan, ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc. Vì thế, trước và sau khi uống thuốc một tiếng tuyệt đối không nên uống sữa.

Đường và sữa nóng: Chất axit trong sữa dưới tác dụng của nhiệt sẽ phản ứng với đường, tạo thành độc tố có hại cho cơ thể. Vì thế chỉ nên cho đường sau khi sữa đã nguội.

Dùng sữa đúng cách

Không uống sữa khi đói: Các chế phẩm từ sữa và đậu tương rất giàu protein. Tuy nhiên, nếu ăn vào lúc đói, lượng protein này sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt lượng tiêu hao. Khi đó, sữa chẳng những không giảm được cảm giác đói mà còn làm lãng phí các chất dinh dưỡng vốn có. Ngoài ra, ăn sữa chua khi đói sẽ gây hại cho dạ dày.

Không đun sôi sữa: Trên 70 độ C, các thành phần trong sữa sẽ bị phân hủy. Đun lâu, thành phần calci trong sữa tạo kết tủa, không tốt cho sức khỏe. Đối với sữa chua, khi đun nóng, protein bị vón cục, các vi khuẩn có lợi sẽ mất đi. Tuy nhiên, với sữa đậu nành, chỉ nên uống sau khi đã đun sôi kỹ, vì nó chứa saponin, có thể gây ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy…

Sữa càng đặc càng tốt? Điều này là hoàn toàn phản khoa học. Một thói quen cũng không tốt là pha thêm sữa đặc vào sữa tươi. Thực tế, độ đậm đặc của sữa phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi của bé. Trẻ sơ sinh nếu dùng sữa quá đặc, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh đau dạ dày, kiết lị, ăn không ngon...

Uống sữa buổi nào thì tốt? Thanh thiếu niên nên uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ chừng hai giờ. Khi đó, các chất dinh dưỡng của sữa được cơ thể chuyển hóa để phát triển và lớn nhanh. Uống sữa buổi tối cũng tốt cho mọi lứa tuổi, dễ ngủ và làm cho làn da tươi trẻ nhờ được cung cấp đủ dinh dưỡng. Với trẻ thừa cân và béo phì thì không nên uống quá nhiều gần lúc đi ngủ.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG