Dùng thế này sẽ biến nhân sâm thành 'thuốc độc'

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Nhân sâm là loại thuốc quý, rất bổ dưỡng. Thế nhưng nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.

Hiện nay, trên thị trường nhân sâm được bán rất nhiều, đủ mọi dạng như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm...

Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, nhiều phụ huynh đã mua nước sâm, trà sâm cho con uống để mong tiêu tan rôm sẩy, mụn nhọt hay bồi bổ để trẻ tăng cân.  Thực ra nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn. Có rất nhiều lưu ý khi sử dụng nhân sâm như không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm, hay không được uống trà sau khi dùng nhân sâm vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm. Cần lưu ý, sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển. Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Những người mắc bệnh gan mật cần tránh sử dụng nhân sâm bởi người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
Dùng thế này sẽ biến nhân sâm thành 'thuốc độc' ảnh 1 Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hoa tổn, âm mà suy thì hỏa vượng, đó chính là " khí hữu dư, tiện thị hỏa" (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa). Ảnh minh hoạ: Internet
Nhân sâm cũng được cấm kỵ sử dụng với người đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau. Mang thai cần lưu ý khi dùng nhân sâm: Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hoa tổn, âm mà suy thì hỏa vượng, đó chính là " khí hữu dư, tiện thị hỏa" (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa). Một bác sỹ ở Mỹ đã từng tiến hành quan sát hơn 100 người dùng nhân sâm một tháng trở lên và đã phát hiện ra rằng họ thường có những phản ứng không tốt như: hưng phấn kích động, mất ngủ, họng khô, đau rát, cảm xúc bị kích động, huyết áp tăng cao… và ông đã gọi hiện tượng này là " các triệu chứng tổng hợp khi sử dụng nhân sâm". Theo Đông y thì những phản ứng không tốt trên đều là phản ánh của hiện tượng "âm suy hỏa vượng". Theo nhiều ghi chép thì khi cơ thể người nhận quá 100g nhân sâm thì sẽ có hưng phấn. Nếu dùng quá 200g thì sẽ xuất hiện các hiện tượng trúng độc như toàn thân nổi ban, ngứa ngáy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, nhiệt độ cơ thể tăng, xuất huyết… Ngoài ra nếu dùng nhân sâm trong thời gian dài thì sẽ bị bí tiểu, từ đó dẫn đến phù nước. Nếu người đang mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng… thậm chí xuất huyết âm đạo và có thể dẫn đến sảy thai.
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.