Dùng trí tuệ nhân tạo điều trị cho bệnh nhân đột quỵ

Bệnh nhân đột quỵ thêm cơ hội sống từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ bác sĩ
Bệnh nhân đột quỵ thêm cơ hội sống từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ bác sĩ
TPO - Ứng dụng này xử lý, đánh giá và phân tích hình ảnh tự động về tình trạng bệnh nhân đột quỵ, giúp các bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng nhanh, chính xác hơn.

Ngày 9/5, TS.BS Trần Chí cường, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ cho biết, vừa đưa ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo Rapid vào chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân đột quỵ. Đây là một trong những bệnh viện tiên phong ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam.

Cụ thể, bệnh nhân (BN) T.V.H (57 tuổi, quê Lấp Vò, Đồng Tháp) nhập viện ngày 1/5 tại BV Đột quỵ tim mạch Cần Thơ trong tình trạng tê yếu nửa người. Trước đó, BN này điều trị tại BV tỉnh An Giang với chẩn đoán nhồi máu não, được điều trị tiêu sợi huyết nhưng không thuyên giảm.

Dùng trí tuệ nhân tạo điều trị cho bệnh nhân đột quỵ ảnh 1BN sau khi nhập viện được các bác sĩ tiến hành chụp chiếu và dùng ứng dụng Rapid để đánh giá, sau đó được tiến hành can thiệp lấy huyết khối động mạch não do tắc hoàn toàn động mạch não trái. Chỉ sau vài ngày điều trị tại viện, BN H đã phục hồi tốt sau khi được tái thông mạch máu. 

Theo BS Nguyễn Lưu Giang, Trưởng Đơn vị can thiệp mạch máu, ứng dụng Rapid được sử dụng để đánh giá, một là tình trạng tổn thương não của bệnh nhân đột quỵ cấp cứu sau 6 giờ; hai là BN đến trong giờ vàng nhưng có diễn tiến lâm sàng nặng. 

Trường hợp BN đột quỵ cấp cứu sau 6 giờ, ứng dụng này sẽ giúp đánh giá giữa vùng thiếu máu não và vùng nhồi máu não, hay còn gọi là “vùng tranh sáng tối”.  Nếu BN có vùng thiếu máu não rộng hơn vùng nhồi máu não, BN sẽ nhanh chóng được chuyển sang can thiệp nội mạch, giúp tái thông mạch máu trở lại. 

Trường hợp BN đến trong giờ vàng nhưng có diễn tiến lâm sàng quá nặng, cần dùng phần mềm Rapid để đánh giá và loại trừ, bởi nếu vùng não tổn thương quá nặng thì việc có tái thông lại cũng không mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, trong trường hợp tắc mạch máu lớn, nếu không được sơ cứu hiệu quả, BN bị tắc nghẽn đường thở, sẽ bị tổn thương hoàn toàn não chỉ trong vòng 4 phút, diễn tiến đến tử vong rất cao. 

Dùng trí tuệ nhân tạo điều trị cho bệnh nhân đột quỵ ảnh 2 Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, BV đã cứu sống thêm nhiều BN đến cấp cứu sau 6 giờ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần nhận biết các yếu tố về nguy cơ dẫn đến đột quỵ, triệu chứng sớm của đột quỵ, tầm soát sớm, không nên để xảy ra đột quỵ. Cần lưu ý, phần mềm Rapid không giúp cho BN phục hồi tốt hơn, mà Rapid giúp bác sĩ tốt hơn trong việc chọn lựa có nên hay không nên trong can thiệp nội mạch cho bệnh nhân, vì khi can thiệp nội mạch là xâm lấn, tốn kém và đôi khi gây ra hậu quả biến chứng sau can thiệp nếu vùng nhồi máu quá lớn mà can thiệp sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết sau đó, Rapid không có ý nghĩa giúp cho BN phục hồi tốt hơn hay tiên lượng tốt hơn. 

“Hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng phần mềm Rapid giúp kéo dài thời gian vàng, nó chỉ hỗ trợ đánh giá BN đến sau 6 giờ, khi tái thông mạch máu còn có lợi hay không. Vì vùng nhồi máu quá quá lớn, nếu tái thông lại sẽ dẫn đến xuất huyết não. Kể cả những quốc gia phát triển cũng không sử dụng phần mềm Rapid trong cấp cứu đột quỵ bởi phần lớn BN đến rất sớm, vấn đề quan trọng hơn hết là sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh đột quỵ. BN đến càng sớm thì sẽ được cứu chữa tốt nhất và phòng bệnh hơn chữa bệnh ” -TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ. 

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.