Gạo lứt muối mè có thật sự là "thần dược kỳ diệu"

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Theo Đông y, gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm… tính mát, thanh nhiệt, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền…

Người ăn gạo lứt thường xuyên có thể ngăn được sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, giúp đào thải các chất độc hại trong thức ăn ra khỏi cơ thể nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, gạo lứt còn rất hiệu nghiệm trong việc phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Trong gạo lứt có những gì?

Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gạo lứt là loại gạo chỉ được xát vỏ trấu ngoài nên vẫn giữ nguyên được lớp vỏ cám bên trong. Nhờ vậy, hạt gạo rất giàu chất xơ và có nhiều dưỡng chất quan trọng: các loại vitamin B, canxi, sắt, kẽm… Ngoài ra lượng đạm trong gạo lứt được giữ lại cũng khá cao.

Công trình nghiên cứu về gạo lứt của bác sĩ Asaf Qureshi (thuộc Viện Đại Wisconsin, Mỹ) cho biết: Khi thử nghiệm TRF thành phần có trong gạo lứt trên những người có cholesterol máu cao. Kết quả là lượng cholesterol giảm 12-16%. Trong chất dầu cám còn chứa vitamin E được xác nhận là có khả năng chống lão hóa tế bào gốc.

GS. Hiroshi Kayahara (Đại học Shinshu, Nagano, Nhật), khi ngâm gạo lứt trong nước sạch 22 giờ thì các chất bổ dưỡng sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này gạo lứt ở trạng thái nảy mầm (trong khi gạo đã chà vỏ cám không có được) và mầm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn gạo lứt chưa ngâm nước. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine (chất giúp tăng trưởng chiều cao) gấp ba lần và chứa gama-aminobutyric (chất chống độc cho thận) gấp 10 lần.

Gần đây, các nhà y học cổ truyền của Nhật Bản và các nhà y học phương Đông của Mỹ đều khuyến khích bệnh nhân ăn gạo lứt nảy mầm. Với tác dụng của gạo lứt bổ dưỡng, thải độc tăng cường sức đề kháng và những gì ta chưa biết đến, gạo lứt còn góp phần và chống bệnh HIV, chữa một số bệnh ung thư...

Sự thật về cơm gạo lứt muối mè?

Phương pháp ăn gạo lứt, muối mè trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật. Sau khi được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước trên thế giới.

Tuy rất phổ biến nhưng phương pháp ăn gạo lứt, muôi mè vẫn luôn cần được áp dụng theo đúng phương cách thì nó mới phát huy hết công dụng đối với người bệnh. Trước khi ăn gạo lứt muối mè, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ về cách ăn, thời gian ăn và phải xem cả mức độ phù hợp của gạo lứt muối mè đối với cơ thể của mình. Tốt nhất là nên có sự tư vấn của các chuyên gia.

Theo TS, BS. Lê Thúy Tươi (Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM) cho biết: người bệnh mãn tính hay bệnh hiểm nghèo cơ thể đều ở trạng thái quá âm (suy yếu) nên cần ăn thực phẩm dương. Gạo lứt tính bình, mè đen tính bình, rang lên sẽ thuộc dương, muối cũng thuộc dương, chỉ nên trộn muối vào mè với tỉ lệ vừa phải.

Khi ăn gạo lứt kết hợp muối mè, món này sẽ cải thiện tình trạng âm thịnh của cơ thể. Trong hạt mè đen có dầu, nước, protein, kali, đồng, canxi... có tác dụng nhũ hóa cholesterol nên làm giảm cholesterol máu.

Ngoài ra dầu mè còn chứa nhiều acid béo khi cơ thể chưa no rất có lợi cho tim mạch. Mè còn chứa selen, mangan, vitamin E, axit folic và vitamin nhóm B... rất tốt cho cơ thể đang suy kiệt.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Gạo lứt nói chung có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Do đó, không riêng gì người bệnh mà người khoẻ mạnh cũng nên ăn để phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu là thanh niên đang tuổi lớn thì nên hạn chế ăn với muối mè dài ngày vì nó sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như khi ăn với cá thịt, rau củ…

Cũng theo TS, BS. Lê Thúy Tươi thì gạo lứt rất tốt, nhưng nếu không phải là người bệnh cần áp dụng một cách triệt để phương pháp ăn này thì bạn không nên chỉ chọn gạo lứt muối mè là nguồn thực phẩm chính của mình mà bỏ qua những loại rau củ để tăng cường vitamin A, B, C, K, E...

Quan niệm xưa là ăn uống phải đủ ngũ chất: tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước; ăn đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng; ăn đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Vì thế, dù ăn gạo lứt muối mè bạn vẫn nên ăn thêm rau quả, thịt cá, uống nước trái cây, ăn đậu hũ, uống sữa đậu nành hay sữa chua mới đảm bảo quân bình âm dương giúp cơ thể khỏe mạnh.

Với những người có bệnh, nếu định chuyển sang ăn gạo lứt muối mè nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cụ thể. Riêng với những người mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… thì gạo lứt, muối mè thật sự là thực phẩm lý tưởng để cải thiện sức khoẻ.

Ban đầu, khi ăn hoàn toàn gạo lứt muối mè nên hạn chế dùng nước, người bệnh chỉ nên dùng trà gạo lứt rang và trà bancha (thức uống chính trong phương pháp thực dưỡng) với một tỷ lệ nhất định. Trong giai đoạn đầu này, hầu hết người bệnh sẽ thấy rất khó khăn, mệt mỏi, gầy yếu, thậm chí suy nhược nặng. Nhưng dần dần về sau, cơ thể sẽ phục hồi.

Đối với người bị ung thư vú, nên ăn cơm gạo lứt muối mè với trà bồ công anh hoặc trà gạo rang sau 4 tháng có thể ngừng một thời gian và tiếp tục áp dụng phương pháp này sau đó.

Chống chỉ định

- Người bị loét dạ dày, tá tràng: không nên ăn vì chất xơ trong gạo lứt nhiều.

- Trẻ em và những người trẻ tuổi khỏe mạnh: không nên áp dụng chế độ ăn này trong thời gian dài vì gạo lứt muối mè không có khả năng cung cấp đẩy đủ các chất dinh dưỡng giúp cho quá trình phát triển cơ thể.

- Khi ăn nên nhai kỹ, nếu không sẽ làm tăng nhu động ruột khiến bị tiêu chảy phản tác dụng.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG