Giải mã những tin đồn trong việc ăn tôm

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng thông dụng nhưng xoay quanh nó là lắm tin đồn. SKGĐ giúp bạn giải tỏa những hoang mang.

Tôm + vitamin C = Chết người?

Gần đây, trên cộng đồng mạng loan tin một phụ nữ ở Đài Loan đột tử với các triệu chứng chảy máu mũi và mắt. Nguyên nhân được cho là người này đã ăn tôm sau khi uống Vitamin C. Kèm theo đó là thông tin khi ăn tôm có vỏ, vỏ tôm sẽ phát sinh phản ứng hóa học với vitamin C tạo thành ADB arsenic anhydride (As203), một loại thạch tín gây tử vong.

Tuy nhiên, thực chất tin đồn nhảm này xuất hiện và lan truyền qua email từ năm 2001 và mới đây lại được thành viên trang mạng xã hội Facebook truyền đi.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên cán bộ Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Nếu xét về mặt khoa học, Asen là một yếu tố tự nhiên và phân phối rộng rãi, tìm thấy trong đất và khoáng chất. Nó được thực hiện trong con người thông qua thực phẩm, nước hoặc không khí.

Hải sản là một đóng góp đáng kể cho asen trong chế độ ăn uống của con người. Hầu hết thạch tín có trong thực phẩm là hình thức hữu cơ ít có hại hơn là dạng hữu cơ. Một lượng nhỏ asen có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe con người, nếu tiếp xúc cao hoàn toàn có thể gây tử vong. Tuy nhiên, vitamin C không hề có đặc tính cho phép nó biến đổi yếu tố độc hại thành asen.

Các nhà khoa học y tế đã nghiên cứu sự tương tác giữa vitamin C và asen. Nghiên cứu đã cho thấy chính Vitamin C đóng vai trò chính trong vai trò chống lại việc nhiễm độc asen mạn tính. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin C kết hợp với asen trioxide có thể làm tăng hiệu quả của thuốc trong điều trị ung thư. Bên cạnh đó, Vitamin C có hầu hết trong các loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Nếu nói ăn tôm với Vitamin C có thể chết thì có lẽ nhân loại đã không còn ai. Thực tế việc ăn tôm với muối tiêu chanh đã là một món ăn phổ biến và đến giờ chưa có ai chết vì món ăn đó cả”. PGS, TS Thịnh kết luận.

mat_tom

Vỏ tôm giàu calci

Nhiều vị phụ huynh đã tìm cách bổ sung calci cho con mình bằng cách ép trẻ ăn nhiều vỏ tôm vì cho rằng vỏ tôm cứng và có nhiều calci. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu hết sức sai lầm. Trên thực tế vỏ tôm không hề có calci như mọi người nghĩ. Theo BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám Đốc Trung tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM thì: “Vỏ tôm chỉ là chất kittin, chất caasi tạo nên vỏ của các loài giáp xác.

Mọi người thấy vỏ tôm cứng nên cho rằng chúng có nhiều calci, nhưng thực chất nguồn calci chính của tôm chủ yếu là ở thịt, chân và càng. Không nên bắt trẻ nhỏ ăn vỏ tôm để không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.”

Ăn mắt tôm bổ mắt… người

Gần đây, dân văn phòng lại thi nhau đồn đoán về việc ăn mắt tôm không những bổ mắt mà còn là có tác dụng rất tuyệt vời cho chuyện ấy. Thâm chí có người còn quả quyết, “2 mắt tôm tương đương với 2 viên Viagra”. Nhiều người thi nhau mua tôm tích trữ với mục đích chỉ để… ăn mắt tôm. Vậy sự thật của việc ăn mắt tôm có tác dụng như vậy ? ”.

Theo bác sỹ Diệp, hiện tại, bà chưa hề nghe thấy những tác dụng và giá trị dinh dưỡng của đầu tôm đến sức khỏe như vậy và hiện tại cũng chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể, đáng tin cậy về tác dụng của đầu tôm đối với sứ khỏe của mắt và chuyện sinh hoạt phòng the. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chưa thấy những tác dụng của việc ăn đầu tôm. Thói quen sử dụng của những người ăn tôm thường bỏ đầu vì phần vỏ cứng và không có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Sản phụ ăn tôm thì đau bụng

Nhiều người cho rằng sản phụ ăn tôm sẽ làm đau bụng, nếu mổ đẻ thì sẽ sinh sẹo lồi. Nhưng thực tế, tại nhiều bệnh viện có phục vụ ăn cho sản phụ thì đầu bếp vẫn chế bón món tôm như thường. Đó là bởi không có nghiên cứu nào chứng minh tôm làm sẹo lồi to, đây là vấn đề cơ địa của mỗi người. Tôm cũng là thực phẩm giàu protein rất tốt cho sản phụ nhằm phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên ăn đa dạng thực phẩm, tránh việc ăn quá nhiều tôm nhiều lúc sẽ làm khó tiêu hóa.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.