Giữ chồng bằng tiền, nữ kế toán trưởng lĩnh cái kết đắng cay

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Chị tưởng mình chiều chuộng, đáp ứng kinh tế đủ đầy, dư giả theo yêu cầu của chồng là có được hạnh phúc viên mãn lứa đôi, nhưng chị đã sai hoàn toàn khi quyết định giữ chồng bằng tiền.

Sau những gì đã xảy ra trong câu chuyện Nữ kế toán trẻ vừa mất chồng, vừa ôm cục nợ vì mê muội, chị đã quá nông nổi nên trao nhầm trái tim cho người đàn ông không xứng đáng với tình yêu của mình. Bằng chứng là chị tưởng mình chiều chuộng, đáp ứng kinh tế đủ đầy, dư giả theo yêu cầu của chồng là có được hạnh phúc viên mãn lứa đôi!

Tôi khẳng định chị đã sai hoàn toàn khi quyết định giữ chồng bằng tiền. Chị thấy đấy, chồng chị có tiền để gửi cho bố mẹ, có tiền đầy trong tài khoản muốn ăn chơi, tiêu xài gì tuỳ ý mà lại không phải toát mồ hôi, nước mắt của mình thì một người đàn ông còn trẻ, sẵn tính trăng hoa, sẵn ham mê cá độ, lô đề dại gì anh ta không rót mật vào tai chị để hưởng thụ bản năng? Chỉ có chị là u mê, là dại dột mới sa vào bẫy sắp sẵn của chồng mà thôi.

Chuyện không may đã có hồi kết, tỉnh táo ra thì chị chấp nhận kí vào đơn li hôn, chấp nhận bán nhà trả nợ cho công ty để tránh liên luỵ vào pháp luật. Chị không còn quá trẻ nữa, nhưng cũng không phải đã hết cơ hội tìm mái ấm cho mình. Chị có trình độ, có kinh nghiệm công tác, cứ bình tĩnh tháo gỡ từng việc một thật hợp tình, hợp lí nhất định chị sẽ có được tương lai tốt đẹp hơn.

Chia sẻ cùng chị, chúc chị thành công.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.