Hải Phòng tìm người trên chuyến bay cùng ca nghi mắc COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh: Minh họa
Ảnh: Minh họa
TPO - Sở Y tế TP Hải Phòng vừa ra thông báo khẩn, tìm người trên cùng chuyến bay VN1188, có ca bệnh nữ ngoại quốc nghi dương tính SARS-CoV-2, di chuyển từ TP Hồ Chí Minh về sân bay Cát Bi trưa 6/3.

Tối 6/3, Sở Y tế Hải Phòng thông báo khẩn tìm người liên quan đến lịch trình di chuyển của ca bệnh 2148, nghi tái dương tính SARS-CoV-2 trên chuyến bay VN1188 từ TP Hồ Chí Minh về sân bay Cát Bi.

Theo đó, Sở Y tế Hải Phòng đề nghị những người đang cư trú tại thành phố, có trên chuyến bay VN1188 từ sân bay Tân Sơn Nhất ra sân bay Cát Bi vào lúc 11h30 cùng ngày cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để khai báo và được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19.

Đại diện Sở Y tế Hải Phòng thông tin, trường hợp nghi dương tính SARS-CoV-2 này là nữ, người ngoại quốc. Người này đã hoàn thành cách ly tại TP Hồ Chí Minh ngày 3/3.

Trưa 6/3, người này di chuyển từ từ TP Hồ Chí Minh ra sân bay Cát Bi sau đó di chuyển về tỉnh Thái Bình. Tại Thái Bình, cơ quan chức năng tỉnh này đã lấy mẫu xét nghiệm và thông báo cho TP Hải Phòng kết quả nghi dương tính SARS-CoV-2. 

Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Y tế Hải Phòng đã triển khai các biện pháp phòng dịch. Sở Y tế cũng công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về các trường hợp liên quan là: 097.879.499, 0902.210.2180912.498.366.

10 tỉnh, thành phố 22 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng

10 tỉnh, thành phố đã qua 22 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, bản tin sáng ngày 7/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 2 ca mắc mới COVID-19 tại Kiên Giang. Đây là những trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.509 bệnh nhân.

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 07/3: Việt Nam có tổng cộng 1584 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 891 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 706 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố đã qua 22 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã 19 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 12 ngày, thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

- Tính từ 18h ngày 06/3 đến 6h ngày 07/3: 02 ca mắc mới đều là ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.920 bệnh nhân COVID-19. 

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 65 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 57 ca, số ca âm tính lần 3 là 137 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện còn BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất, nhưng hiện đã không còn phải can thiệp ECMO và đã có nhiều tiến triển rõ rệt về sức khoẻ.

Bệnh nhân đã được hội chẩn quốc gia 6 lần, Tổ hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng hội chẩn thường xuyên trên điện thoại và được BV Đa khoa Đà Nẵng hỗ trợ trực tiếp, song bệnh nhân vẫn có diễn biến rất nặng do cao tuổi (79 tuổi), nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm nhiều năm. Tất cả các trang thiết bị hiện đại, thuốc hiếm, các xét nghiệm chuyên sâu, dinh dưỡng…. tốt nhất đều được huy động điều trị cho người bệnh.

Trường hợp nặng khác là BN1823 đang chạy ECMO ở BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2, ngày thứ 20, hiện vẫn trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 12 lần và nhiều lần âm tính rồi lại dương tính.

BN2332 (60 tuổi) đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2- Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu, nay đã cho kết quả 3 lần liên tiếp âm tính với virus SARS-CoV-2. Bác sĩ đánh giá sức khoẻ bệnh nhân này đang dần ổn định.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Cán bộ y tế tại 21 bệnh viện sẽ tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong đợt đầu

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - cho hay, nhân viên y tế tại 21 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong đợt đầu. Ông đề nghị các bệnh viện thành lập ban chỉ đạo về việc thực hiện tiêm chủng, lên danh sách cụ thể, phân công, phân nhiệm cho các thành viên.

Các bệnh viện sẽ được tiêm đầu tiên như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, các bệnh viện ở Hải Dương...

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca hiện được triển khai tiêm tại 25 quốc gia, tiêm bắp cho người từ 18 tuổi trở lên và không có độ tuổi giới hạn trên.

Sau khi tiêm chủng có thể xảy ra các phản ứng. Cụ thể, phổ biến nhất (trên 10%) là các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau nóng tại vị trí tiêm ngừa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (phổ biến là sốt nhẹ, trên 38 độ C), ớn lạnh… Ngoài ra, có từ 1 – dưới 10% số người tiêm có biểu hiện sưng và đỏ tại vị trí tiêm.

Giống như vắc xin khác đã sử dụng nhiều năm, vắc xin phòng COVID-19 khi đưa vào cơ thể có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Một số người có thể phản ứng chậm (mẫn muộn) sau tiêm nhưng hiện nay chưa ghi nhận số liệu từ các tổ chức quốc tế về vấn đề này cũng như các tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin.

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm đủ 2 liều vaccine của AstraZeneca. Nếu tiêm vắc xin khác ngoài AstraZeneca thì cũng phải cách ít nhất 14 ngày tuy nhiên chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm cùng 1 loại vắc xin trong các mũi.

PGS Hồng cho hay Bộ Y tế yêu cầu cán bộ y tế các tuyến, khuyến cáo điểm tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh bảo quản… đảm bảo yêu cầu. Điểm tiêm chủng phải có hộp chống sốc. Bộ Y tế đã có hướng dẫn đầy đủ phác đồ phòng chống sốc cho người lớn.

Chuyên gia lưu ý các cơ sở tiêm chủng tổ chức dưới 100 đối tượng tiêm chủng/điểm/buổi trong giai đoạn đầu để đảm bảo an toàn. Khám sàng lọc COVID-19, với người sốt, ho, khó thở chủ động không đến tiêm chủng. Các cơ sở cần thông báo cho những người thuộc đối tượng tiêm chủng về vấn đề này.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...