Hậu quả của khóc dạ đề - Những bất ngờ chưa biết

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong ba tháng đầu đời, đến mức nhiều bà mẹ cho rằng khóc dạ đề là chuyện rất “bình thường”, sẽ tự hết và không có ảnh hưởng đến sức khỏe hay tâm lý của trẻ.

Nhưng sự thật không phải như vậy!

Khóc dạ đề không chỉ ảnh hưởng đến con bạn trong những ngày đầu đời, mà có thể ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề về sau này.

Đó là kết quả nghiên cứu của Giáo sư Savino F, khoa Nhi (ĐH Turku) và Bệnh viện Đại học Turku (Phần Lan) cùng các cộng sự trên 103 trẻ từ 31-87 ngày tuổi có tình trạng khóc dạ đề nghiêm trọng trong thời kỳ sơ sinh.

Sau 10 năm (2005-2015) nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Savino F đã đánh giá các rối loạn được lựa chọn bằng các lịch sử khám chữa bệnh, xét nghiệm và phỏng vấn cha mẹ bé.

Kết quả cho thấy có một mối liên quan giữa khóc dạ đề ở trẻ em với các rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa, dị ứng và nghiêm trọng hơn là các rối loạn tâm lý ở trẻ trong suốt quá trình 10 năm sau này của các bé.

Bảng so sánh: Các rối loạn tiêu hóa, dị ứng, tâm lý sau 10 năm ở trẻ bị Colic so với những trẻ không bị Colic trong giai đoạn sơ sinh.

Hậu quả của khóc dạ đề - Những bất ngờ chưa biết ảnh 1

Như vậy có thể thấy rằng, nếu bé bị khóc dạ đề trong giai đoạn sơ sinh, bé có nguy cơ bị các chứng: đau bụng tái phát gấp 9 lần bé bình thường, các bệnh dị ứng như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm bội nhiễm (ezema), dị ứng thức ăn,.. cao gấp từ 4-8 lần so với các bé bình thường và đặc biệt bé rất dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý trong độ tuổi đi học như: rối loạn giấc ngủ (bé khó ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc) gấp 5 lần các bé thông thường; bé có thể có các tính xấu như hung hăng, nghịch quấy cao gấp 5 lần các bé bình thường và có nguy cơ phát triển tính tự cao tự đại gấp 8 lần các bé bình thường khác.

Rõ ràng là Colic không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của GS Gideon Koren, Giám đốc Chương trình Nguy cơ của mẹ, Chuyên khoa Dược và độc chất, BV Nhi (Toronto, Ontario, Canada) năm 2014, cho thấy cho trẻ uống chủng lợi khuẩn probiotic L. reuteri DSM 17938, phân lập từ chính sữa mẹ và là lợi khuẩn duy nhất được khuyến cáo bởi Tổ chức Tiêu hóa thế giới (WGO) trong hỗ trợ phòng và điều trị chứng Colic ở trẻ em, sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng khóc dạ đề do đau bụng.

Cụ thể, 52 trẻ sơ sinh bị chứng colic được chia thành 2 nhóm uống lợi khuẩn probiotic L. reuteri DSM 17938 (24 trẻ) và giả dược (28 trẻ) và biểu hiện quấy khóc được ghi lại vào từng thời điểm kèm phỏng vấn người chăm sóc trẻ. Kết quả cho thấy sau 21 ngày, tổng thời gian khóc ở trẻ dùng lợi khuẩn là 1719 ± 750 phút [29 ± 13 giờ] so với 2.195 ± 764 phút (37 ± 13 giờ]; số thời gian quấy khóc mỗi lần ở trẻ dùng lợi khuẩn là 60 phút so với 102 phút ở trẻ dùng giả dược. Như vậy, lợi khuẩn probiotic L. reuteri DSM 17938 giúp giảm thời gian quấy khóc ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG