Hiểu đúng về vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Hiểu đúng về vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Gần đây, có nhiều thông tin sai lệch, không có căn cứ khoa học cho rằng tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, đã làm dư luận hoang mang và thiếu tự tin trong việc sử dụng vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung (UTCTC).

Theo đó, những thông tin đã đưa ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng được cho là do tiêm vắc xin ngừa HPV. Tuy chưa được chứng thực nhưng thông tin lại có độ lan truyền chóng mặt và khiến cho cộng đồng mạng vô cùng lo lắng. Một số ý kiến còn cho rằng việc tiêm vắc xin là cách để các hãng dược phẩm kinh doanh, bác sĩ thu tiền.

Theo nguồn tin từ Hội Y học Dự phòng Việt Nam, để có một chế phẩm vắc xin mới đưa vào đời sống phải trả qua nhiều bước nghiên cứu, sản xuất phòng thí nghiệm, sản xuất công nghiệp, kiểm tra, thẩm định, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt. Thời gian cho các giai đoạn đoạn thường là từ 5 - 10 năm, trong đó, một nửa thời gian dành cho các bước thử nghiệm lâm sàng trên người. Giai đoạn thử nghiệm này được trải qua 3 giai đoạn. Kết quả thử nghiệm của giai đoạn trước phải đảm bảo tính an toàn trong giới hạn cho phép mới được tiến hành sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo.

Bàn về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ngừa HPV được bình luận sôi nổi trên mạng xã hội trong mấy ngày nay, các chuyên gia y tế một lần nữa khẳng định về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ngừa vi rút HPV trong việc phòng bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC). “Báo cáo giám sát lưu hành của vắc xin tứ giá ngừa HPV từ cơ quan quản lý Y tế các nước Nhật Bản, Úc, cộng đồng chung Châu Âu và Mỹ đều khẳng định các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin là không liên quan đến việc chỉ định và sử dụng vắc xin tứ giá ngừa HPV. Một số hội chứng như Guillain-Barret (GBS) - một rối loạn tự miễn dịch hiếm hoi có thể dẫn đến bại liệt toàn thân, hội chứng đau cục bộ phức tạp (CRPS), hội chứng tăng nhịp tim tư thế (POTS)… thường được cho là do tiêm vắc xin ngừa HPV. Tuy nhiên, trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/07/2017 đã kết luận cho đến nay chưa phát hiện bất kỳ quan ngại nào về tính an toàn của vắc xin ngừa HPV có thể thay đổi khuyến cáo sử dụng loại vắc xin này”, theo PGS. BS. TS Cao Hữu Nghĩa - Trưởng khoa xét nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP.HCM.

Hiểu đúng về vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ảnh 1  

Tính đến nay, một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin là sưng đau tại chỗ  tiêm, sốt nhẹ trong 1-2 ngày, đau đầu, chóng mặt, rối loạn dạ dày - ruột, đau cơ - khớp... Một số ít có thể bị choáng. Những dấu hiệu này thường tự khỏi, mà không đòi hỏi phải điều trị.

PGS. BS. TS Cao Hữu Nghĩa cũng cho biết thêm: “Trong suốt 10 năm qua đã có hơn 1 triệu liều được sử dụng tại Việt Nam. Thực tế trên khắp 64 tỉnh thành đã không ghi nhận bất kỳ ca nào có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có liên quan đến hội chứng Guillain-Barret, hội chứng rối loạn đông máu, cũng như những hội chứng sản phụ khoa khác…”.

Về tính hiệu quả của vắc xin, đã có những con số thực tế minh chứng cho điều này. Điển hình như ở Úc, tỷ lệ phụ nữ dưới 24 tuổi nhiễm vi rút HPV (nguyên nhân gây ra 99,9% trường hợp ung thư cổ tử cung) đã giảm từ 22,7% xuống còn 1,1% trong 10 năm (2005 - 2015). Tại Việt Nam, trong báo cáo năm 2008 của Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu, mỗi ngày có 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung và 17 trường hợp mắc mới được chẩn đoán. Nhưng đến năm 2016, con số này giảm xuống còn khoảng 7 người tử vong và 14 ca mắc mới mỗi ngày.

Trước tình hình nhiều thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin HPV, GS. TS. BS. Nguyễn Trần Hiển, - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam khẳng định: “Vắc xin HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền UTCTC và UTCTC gây ra bởi hai chủng HPV 16,18 cũng như mụn cóc sinh dục, các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn… Vắc xin nói chung và vắc xin HPV nói riêng là “vũ khí” hiệu quả giúp con người chống lại bệnh tật. Do đó, mỗi người nên là một người tiêu dùng thông thái, chọn lọc và tìm hiểu thông tin từ những nguồn báo đài chính thống trước khi quyết định tiêm ngừa cho bản thân và cho người thân”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.