Hoàn toàn có thể chữa trị u xơ tử cung

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nhiều phụ nữ khi có dấu hiệu của u xơ tử cung thường mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình có thể bị ung thư. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, u xơ tử cung không liên quan đến ung thư, và hoàn toàn có thể chữa trị.

Bệnh của phụ nữ trung niên

UXTC là những cục bứu thịt phát triển trong thành hoặc lọt trong lòng tử cung của người bệnh. Độ lớn của khối u có khi chỉ vài centimet, nhưng cũng có thể to và nặng đến vài ký. Mức độ phát triển của khối u tùy theo cơ địa của từng người. Phần lớn bệnh UXTC không biểu hiện những triệu chứng rõ ràng lúc khối u xơ còn nhỏ. Một khi có những triệu chứng rõ thì thường khối u xơ đã rất to (số đông bệnh nhân đến với thầy thuốc là ở giai đoạn này)

Những triệu chứng thường gặp của UXTC:

Chảy máu bất thường: là biểu hiện chính, chủ yếu. Thể hiện dưới dạng cường kinh (kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày). Có thể có cả máu cục lẫn máu loãng.

Đau bụng dưới rốn: Chủ yếu đau kiểu nặng tức bụng, đau thường xuất hiện khi đứng, mệt mỏi hoặc đau tăng lên trước, trong khi có kinh. Đau dữ dội khi khối u thoái hóa, chảy máu.

Khối u chèn ép: Lhi khối u có kích thước đủ lớn sẽ gây chèn ép xung quanh như trực tràng (gây táo bón), bàng quang (gây đái dắt).

Các nghiên cứu khoa học mới đây nhất cho thấy, UXTC thường xuất hiện ở phụ nữ từ 35 tuổi trở đi, gia tặng mạnh ở độ tuổi khoảng 40-50. Trung bình cứ khoảng 4-5 phụ nữ trong độ tuổi trên 35 lại có một người bị u xơ tử cung, tức là thường gặp phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thường xuyên. Bệnh có xu hướng ổn định ở phụ nữ qua giai đoạn mãn kinh. Rất hiếm trường hợp UXTC xuất hiện ở phụ nữ chưa có kinh nguyệt. Phụ nữ có từ hai con sẽ có nguy cơ mắc bệnh UXTC thấp hơn một nửa so với những phụ nữ đã lập gia đình nhưng chưa có con.

Ngoài ra, phụ nữ béo phì sẽ có nguy cơ bị UXTC cao hơn phụ nữ có thể trạng bình thường. Bệnh UXTC không nguy hiểm, phần lớn UXTC gặp phải là u lành tính, chỉ một số rất ít là hóa ung thư. Cũng có một số người mang trong người khối u lâu dài, nhưng không có biến chứng.

Điều trị thế nào?

BS. Khúc Minh Thúy (Giảng viên Bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược, Tp.HCM) đã cho biết: Đối với những trường hợp khối UXTC còn nhỏ, bác sĩ điều trị sẽ cho theo dõi định kỳ (từ 3-6 tháng/lần).

Nếu có dấu hiệu khối u vẫn phát triển lúc này bác sĩ sẽ điều trị nội khoa. Theo đó, tùy vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân, kích thước của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẩu thuật hay dùng thuốc đặc trị và theo dõi.

Thực tế hiện nay, nhiều phụ nữ khi bị bệnh này thường tỏ ra rất hoang mang. Thậm chí có người cứ nằng nặc yêu cầu bác sĩ điều trị làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung trong khi phương pháp này chỉ là “hạ sách” cuối cùng vì nó sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả năng sinh nở, ảnh hưởng tâm lý người bệnh…

Tại các bệnh viện, để giảm đau đớn cho người bệnh, có khoảng 50% các ca phẫu thuật UXTC được quyết định tiến hành bằng phương pháp nội soi.

Các bác sĩ điều trị chỉ tiến hành cắt bỏ tử cung đối với những trường hợp không thể bóc tách được khối u xơ, khối u xơ có nguy cơ tái phát và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không cắt bỏ tử cung.

Bạn cần biết

- Người bị UXTC chỉ cần nhờ sự can thiệp của y tế khi bệnh gây ra biến chứng hay làm khó cho việc có thai.

- Đối với những chị em đã sinh nở đủ số con, mà khối u nhỏ, không có những triệu chứng khó chịu thì cũng có thể không cần điều trị.

- Trường hợp, nếu phụ nữ chưa có gia đình, có khối u nhỏ hoặc dù khối u to mà chưa có biến chứng vẫn có thể lập gia đình.

- Bệnh viện hay trung tâm y tế chỉ can thiệp khi u quá to và sau một khoảng thời gian vẫn chưa có thai tự nhiên.

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.