Kẹo nào không hại răng?

Ở xứ mình, hễ cái gì ngọt ngào và hơi cưng cứng thì cứ gọi là kẹo, vì thế chocolate cũng được gọi là kẹo. Trẻ em ngay từ nhỏ đã thuộc nằm lòng, ăn kẹo sẽ làm “sún răng".

Tuy nhiên, vẫn có một loại “kẹo” được “ưu ái” cho sức khỏe răng miệng. Chocolate sẽ rất tốt cho răng. Những nghiên cứu mới nhất được thực hiện tại Nhật, Anh và Hoa Kỳ đã cho thấy, chocolate rất hiệu quả trong việc bảo vệ, chống sâu răng, chống lại việc hình thành các mảng vữa bám trên răng.

Hạt cocoa (hay còn gọi là hạt cacao) chứa rất nhiều tannins, polyphenols và flavonoids. Đây là 3 chất chống oxy hóa “lão làng” có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho răng miệng. Tannins làm cho chocolate đen có vị hơi đắng và cũng làm cho chocolate có màu sậm đen. Điều “ăn tiền” nhất là tannins có tác dụng ngăn ngừa sâu răng bằng cách “trục xuất” vi khuẩn bám vào bề mặt của răng.

Chất polyphenols có tác dụng làm hạn chế tác động của vi khuẩn, có nghĩa là chất này sẽ “tiêu diệt” các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hơi thở có mùi “dễ xa nhau”, polyphenols cũng “kiêm” luôn tác dụng ngăn ngừa sự viêm nướu răng và chống sâu răng. Hợp chất flavonoid có tác dụng kiềm hãm, làm chậm lại tiến trình sâu răng.

Chocolate bán trên thị trường có rất nhiều loại như đen, sữa và trắng. Chocolate đen là loại “thuần khiết” nhất do được xử lý ít nhất nên hầu như còn giữ lại “tài sản” của hạt cacao nguyên chất. Vì vậy, chocolate đen được cho là “anh cả” của các loại chocolate về lợi ích cho sức khỏe. Để hưởng lợi ích tối đa của chocolate, khi chọn mua chocolate, nên chọn những loại có chứa từ 70 % trở lên thành phần cocoa.

Nói có sách, mách có chứng, vì sao chocolate đen lại rất tốt cho răng? Trong miệng của chúng ta bao giờ cũng có sự “xâm lược” của một loại vi khuẩn tên là streptococci vốn tạo ra nhiều axít gây hư hỏng men răng. Những chất oxy hóa có trong chocolate đen sẽ đóng vai trò như những chất kháng vi khuẩn, có tác dụng cản trở các vi khuẩn tạo thành axít gây hại cho men răng, hơn nữa, chất bơ cocoa sẽ có tác dụng bao bọc răng, không cho các mảng vữa có cơ hội lai vãng, bám vào răng.

Ngoài 3 loại chất chống oxy hóa “thượng thừa” kể trên, chocolate còn chứa hằng hà sa số các hợp chất chống oxy hóa khác. Các chất chống oxy hóa có trong chocolate đen được cho là cao gấp 4 lần so với trà xanh. Các chất chống oxy hóa này không những ức chế quá trình tạo ra các mảng bám vào răng mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh nha chu vốn gây viêm nướu, sưng nướu. Những loại vi khuẩn có “dây mơ rễ má” với bệnh nha chu cũng sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu và sẽ “giở trò”, gây nên các bệnh về tim mạch.

Vì vậy, ăn chocolate xem như một công ba bốn chuyện, vừa bảo vệ răng miệng, bảo vệ tim mạch, vừa tận hưởng khoái cảm trên chót lưỡi đầu môi...

Để hưởng lợi ích tối đa của chocolate, điều quan trọng cần nhớ là chocolate chứ không phải là... rau cải, chúng vẫn chứa đường và chất béo. Lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ dùng khoảng 28 g.

Các chất chống oxy hóa có trong chocolate đen được cho là cao gấp 4 lần so với trà xanh.

Chocolate được làm từ hạt lấy từ quả của cây cacao vốn có nguồn gốc từ châu Mỹ. Vào năm 1519, Hernando Cortez, một nhà thám hiểm nổi tiếng Tây Ban Nha, là người châu Âu đầu tiên được tận hưởng hương vị của chocolate.

Theo Theo Sức khỏe đời sống
MỚI - NÓNG