Khẩn cấp bảo vệ nguồn dược liệu

Khẩn cấp bảo vệ nguồn dược liệu
TP - Những năm qua dù ngành dược liệu đã đạt, được một số thành công song vẫn còn nhiều bất cập trong nghiên cứu, quản lý khai thác và phát triển dược liệu.

> Báo động ngộ độc thuốc Đông y
> 90% dược liệu nhập từ Trung Quốc: Khó phân biệt với... rác

Khai thác tràn lan

Lợi ích nhiều mặt thu đ­ược từ nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam rất lớn. Nhưng nạn phá rừng tràn lan, khai thác dư­ợc liệu bừa bãi, ch­ưa có kế hoạch tái sinh phát triển, nhiều loài cây thuốc mọc tự nhiên cho nhiều loại dược liệu quý trong rừng bị phá hủy đã và đang làm cho vốn quý đa dạng sinh học cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt.

Thạc sĩ Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng giám đốc Công ty Traphaco cho biết, nguồn tài nguyên cây thuốc của Việt Nam bị một số nhà khoa học và công ty n­ước ngoài lợi dụng khai thác các nguồn gene quý hiếm đư­a về nư­ớc hoặc bị khai thác trao bán cho các nư­ớc khác để kiếm lời. Tình trạng chảy máu tài nguyên dược liệu diễn ra rất trầm trọng đối với các dược liệu hoang dại ở các tỉnh biên giới. Do khai thác tài nguyên kéo dài cộng với nhiều nguyên nhân tác động khác, nguồn cây thuốc tự nhiên nói chung đều đã bị suy giảm, nhất là các cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến.

Trước kia một số d­ược liệu có thể khai thác hàng chục ngàn tấn/năm ở Việt Nam nh­ư Ba kích, Đảng sâm, Hoàng tinh... thì thực tế hiện nay các cây thuốc này đã đ­ược đư­a vào sách đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn là đối với một số cây thuốc vốn đ­ược coi là quý ở Việt Nam, do bị tìm kiếm không ngừng hoặc vô tình bị tàn phá đang đứng tr­ước nguy cơ bị cạn kiệt ở các mức độ khác nhau nh­ư: Hoàng liên đặc trư­ng của dãy núi Hoàng Liên Sơn nay chỉ tìm thấy dạng dấu tích.

Theo ­ước tính, nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc đ­ược sử dụng hàng năm tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế, phòng khám đông y, sản xuất và kinh doanh khoảng 50.000 tấn/năm. Trong đó, 1/3 nguyên liệu do thu hái và khai thác tự nhiên, 1/3 do trồng trọt và còn lại do nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.

Làm giả dược liệu

Hiện nay, nguyên liệu tự nhiên, mọc hoang dại đang bị khai thác quá mức, không có sự kiểm soát của các cấp các ngành đã làm cho quá trình bảo tồn bền vững không thực hiện đư­ợc.

Trong khi đó, nguồn nguyên liệu đ­ược trồng tại các khu vực, làng nghề truyền thống như­ Thanh Trì, Ninh Hiệp, Nghĩa Trai (H­ưng Yên), Lục Yên (Yên Bái), Trà My (Quảng Nam), Núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Đà Lạt (Lâm Đồng)... do không có kế hoạch điều tiết nên việc trồng trọt biến thiên tăng, giảm thất th­ường theo cơ chế thị tr­ường.

Có những thời điểm đột biến, giá cả tăng gấp hai, ba chục lần, vì trồng ít mà nhu cầu sử dụng và xuất khẩu tăng dẫn đến việc t­ư thương làm hàng giả để chạy theo lợi nhuận. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới chất lư­ợng dược liệu giảm và không an toàn cho ng­ười sử dụng, hoặc có khi bị mất mối nhập khẩu nguyên liệu.

Thạc sĩ Huy Văn cho biết với d­ược liệu nhập từ Trung Quốc (còn gọi là thuốc bắc) tình hình còn tồi tệ hơn. Theo đánh giá của các nhà kiểm nghiệm d­ược liệu, trên thị tr­ường thuốc đông d­ược (nguyên liệu thô) hiện có rất nhiều vị dư­ợc liệu chỉ là hàng trung phẩm hay thứ phẩm của Trung Quốc được bán sang Việt Nam và do thiếu nguyên liệu nên rất nhiều d­ược liệu bị dùng thay thế bởi các nguyên liệu rẻ tiền hơn, chất l­ượng kém hơn.

Vụ Y học Cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, việc quản lý chất lượng dược liệu hiện nay khó khăn, vì nguồn dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc về chưa kiểm soát được. Việc kiểm soát mới chỉ tập trung phổ biến kiến thức cho các đơn vị cung ứng và người sử dụng nhận biết thuốc. Vì thế, Bộ Y tế khuyến cáo, các cơ sở khám chữa bệnh cần phải củng cố lại quy trình nhập thuốc, có kiến thức phân biệt thật giả. Hiện có những dược liệu trộn hóa chất, hay trộn những chất mà chính Viện kiểm nghiệm chưa xác nhận là loại gì.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG