Khi cơ thể phát ra những âm thanh này, đến viện ngay kẻo muộn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Nếu thấy từ các bộ phận cơ thể phát ra những âm thanh khác thường, bạn đừng cậm trễ mà hãy đi khám bác sĩ ngay nhé.

Tiếng nghiến răng kèn kẹt khi ngủ

Nghiến răng cũng có tác hại đến sức khỏe. Thứ nhất, việc nghiến răng quá nhiều khi ngủ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thẫm mỹ hàm răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Ngoài ra, nghiến răng khi ngủ còn có thể gây đau cơ do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian dài. Các cơ hoạt động quá mức trong khi nghiến răng cũng có thể bị phì đại, làm khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương - hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm…

Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên

Các bác sĩ cho biết, hiện tượng này có thể do bạn bị tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ. Đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương. Ngoài ra, nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khi cơ thể phát ra những âm thanh này, đến viện ngay kẻo muộn ảnh 1

Nếu mỗi khi bạn bước đi hoặc di chuyển mà thấy các khớp xương phát ra âm thanh răng rắc, đồng thời cảm thấy cơn đau thì đã đến lúc bạn cần đến gặp bác sĩ. Các cơn đau này có thể là do tình trạng viêm khớp, hoái hóa khớp, tổn thương sụn gây ra. Ảnh minh họa: Internet

Tiếng rắc rắc ở hàm khi ngáp

Don C. Atkins, bác sĩ răng hàm mặt, California cho biết đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh. Đó có thể là rối loạn khớp hàm thái dương. Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và sọ, khớp bị ảnh hưởng mỗi ngày khi bạn nói, nhai, nuốt, và ngáp. Đau xung quanh khớp gây khó chịu và ảnh hưởng đến cử động của hàm.

Có nhịp đập hoặc tiếng vù vù trong tai

Khi tim bạn đập, nó sẽ di chuyển máu xung quanh cơ thể bạn và khi nó chảy, máu sẽ đẩy vào các bên của mạch máu. Huyết áp cao có thể gây nguy cơ đau tim và đột quỵ nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Một số triệu chứng của huyết áp cao có thể bao gồm đau đầu dữ dội, mệt mỏi hoặc nhầm lẫn, vấn đề về thị lực và đau ngực.

Những người bị huyết áp cao cũng có thể cảm thấy khó thở, nhịp tim không đều, máu trong nước tiểu và dồn nén ở ngực, cổ hoặc tai. Chính vì vậy mà người bị huyết áp cao đôi khi cảm thấy có vẻ như tim đang đập ở bên tai.

Khi cơ thể phát ra những âm thanh này, đến viện ngay kẻo muộn ảnh 2

Nghiến răng cũng có tác hại đến sức khỏe. Thứ nhất, việc nghiến răng quá nhiều khi ngủ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thẫm mỹ hàm răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Ngoài ra, nghiến răng khi ngủ còn có thể gây đau cơ do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian dài. Ảnh minh họa: Internet

Tiếng thở như tiếng huýt sáo

Nếu bạn có thể nghe thấy tiếng huýt sáo khi bạn hít vào và/hoặc thở ra thì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng đường hô hấp trên của bạn bị hạn chế. Tốt nhất bạn nên đi khám để xác định liệu mình có bị nhiễm trùng phổi hay là bệnh hen suyễn hay không. Với trẻ nhỏ, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản.

Khớp xương kêu răng rắc

Theo ông Robert G. Marx, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình New York, hiện tượng này không có gì lo lắng nếu thỉnh thoảng mới xảy ra và không kèm theo các cơn đau.

Nếu mỗi khi bạn bước đi hoặc di chuyển mà thấy các khớp xương phát ra âm thanh răng rắc, đồng thời cảm thấy cơn đau thì đã đến lúc bạn cần đến gặp bác sĩ. Các cơn đau này có thể là do tình trạng viêm khớp, hoái hóa khớp, tổn thương sụn gây ra. Điều trị vật lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình hình.

Tiếng sôi ùng ục trong bụng dù không đói

Nếu bạn đang đói thì âm thanh ùng ục trong bụng có thể xuất hiện, điều này là bình thường. Nhưng nếu tình trạng sôi bụng xuất hiện ngay cả khi bạn không đói thì rất có thể đó là do bạn bị tắc ruột. Ngay lúc này, hãy tới bệnh viện để được chẩn đoán rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại.

Khi cơ thể phát ra những âm thanh này, đến viện ngay kẻo muộn ảnh 3

Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên: Các bác sĩ cho biết, hiện tượng này có thể do bạn bị tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ. Đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể là do tác động của hệ thần kinh. Ảnh minh họa: Internet

Tiếng ngáy khi ngủ say

Với những ai đã phải trải qua một ngày làm việc quá căng thẳng thì khi đặt lưng xuống giường sẽ rất dễ chìm sâu vào giấc ngủ và phát ra tiếng ngáy nhè nhẹ. Nhưng đôi khi, ngủ ngáy có thể là biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ. Do đó, bạn nên chủ động đi khám nếu có người thường xuyên kêu ca về tiếng ngáy ồn ào của mình.

Tiếng ợ hơi

Có thể bạn đã ăn quá nhiều đồ chiên rán, hay các loại nước uống có ga trước đó nên gặp phải tình trạng ợ hơi. Thế nhưng, nếu ợ hơi kèm theo cảm giác nóng ngực hoặc đau họng thì có thể là bạn đã mắc phải chứng trào ngược axit dạ dày. Lúc này, bạn nên ăn chậm, tránh mở miệng to khi nói và ngừng uống các loại đồ uống có ga để hạn chế tình trạng ợ hơi.


Tiếng nấc cụt

Nấc cụt vốn chỉ là một hoạt động tự nhiên của cơ thể và nó thường xảy ra khi bạn có cảm giác hồi hộp, chướng bụng sau khi ăn no, hoặc do các tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng nấc cụt kéo dài dai dẳng thì có khả năng là dây thần kinh của bạn bị kích ứng quá mức do mắc phải các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

MỚI - NÓNG