Không muốn 'chết nhanh hơn đột quỵ' thì đừng tắm vào những thời điểm này

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Tắm là việc quá bình thường mỗi ngày, nhưng nếu không muốn nhiễm bệnh, thậm chí là đột quỵ và tử vong thì tuyệt đối tránh tắm gội vào những thời điểm này.

Ngay sau khi vận động mạnh hay tập luyện cường độ cao

Nếu bạn tắm ngay lập tức bằng nước quá nóng hoặc lạnh ngay sau khi tập luyện, các mạch máu của bạn có thể bị giãn ra, gây nguy cơ đột quỵ hay đau tim.

Thay vào đó, bạn cần khoảng thời gian 20 phút thực hiện các động tác phục hồi cơ, giúp nhịp tim và nhiệt độ cơ thể trở lại mức bình thường. Đồng thời, bạn nên tắm bằng nước ấm vừa trước khi thay đổi độ nóng lạnh theo ý thích.

Tắm đêm

Tuyệt đối không nên tắm đêm (sau 23h). Đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, cơ thể cũng trổ nên mệt mỏi và yếu hơn, việc tắm đêm có thể làm thay đổi nhiệt độ và trạng thái của cơ thể nhanh chóng khiến cách mạch máu co lại, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não sẽ dẫn đến các bệnh về phổi, có thể bị tai biến, thậm chí là đột quỵ.

Ngoài ra, theo phong thủy gia, nếu bạn tắm từ 23 giờ trở đi (giờ Tý) sẽ làm dương khí trong người bị mất, âm khí xâm nhập vào cơ thể khiến âm dương mất cân bằng, từ đó sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sinh mạng.

Không muốn 'chết nhanh hơn đột quỵ' thì đừng tắm vào những thời điểm này ảnh 1 Sau khi vận động mạnh, cơ thể ra đầy mồ hôi nên nhiều người muốn đi tắm để làm sạch cơ thể. Việc tắm ngay lúc này có thể dẫn đến tình trạng đau tim, thiếu máu não, gây choáng váng, ngất xỉu... Do đó, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên bạn nên ngồi nghỉ khoảng 30 phút cho thân nhiệt cơ thể ổn định rồi mới vào đi tắm. Ảnh minh họa: Internet

Tắm khi huyết áp thấp

Lý do không nên tắm khi đang bị huyết áp thấp chính là do nhiệt độ nước tắm cao khiến các huyết quản giãn nở, dễ dẫn tới hiện tượng não bộ không cung cấp kịp thời máu cho toàn cơ thể, gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.

Khi vừa đi nắng về

Cảm thấy nóng khi vừa đi ngoài nắng về, nhiều người muốn tắm để giải nhiệt. Tuy nhiên, tắm ngay lúc này có thể gây hại cho cơ thể. Khi cơ thể toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh. Bạn nên đợi ít nhất khoảng 20 phút để mồ hôi khô rồi mới tắm.

Tắm khi đang sốt

Người ốm sốt thường có thân nhiệt nóng hơn bình thường nên muốn đi tắm cho sảng khoái, tỉnh táo. Trên thực tế, thân nhiệt cơ thể lúc này có thể lên đến 39 - 40 độ C và người của bạn đang rất yếu. Nếu đi tắm ngay lúc này sẽ dễ xảy ra những hậu quả không mong muốn, trong đó có nguy cơ đột quỵ rất cao.

Tắm sau khi uống rượu

Sau khi uống rượu, mùi cồn nồng nặc lên khiến nhiều người muốn lao vào phòng tắm ngay. Tuy nhiên, rượu có thể gây ức chế hoạt động của chức năng gan, đồng thời ngăn cản quá trình giải phóng glycogen. Nếu tắm lúc này thì cơ thể sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, toàn thân bủn rủn, nhức mỏi, nghiêm trọng hơn còn bị hạ đường huyết và dẫn tới tình trạng hôn mê sâu.

Không muốn 'chết nhanh hơn đột quỵ' thì đừng tắm vào những thời điểm này ảnh 2 Khi say rượu bia: say xỉn khiến bạn dễ gặp tai nạn trong nhà tắm. Ngoài ra, việc tắm nước nóng khiến nhiệt độ trong cơ thể khó thoát ra và tình trạng say nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, chóng mặt, đau đầu. Ảnh minh họa: Internet
Sau khi "yêu"

Theo Women's Health Magazine, sau khi quan hệ tình dục, các lỗ chân lông mở rộng, nhịp tim nhanh hơn mức bình thường, tất cả cơ quan trong cơ thể đều được thư giãn, thả lỏng tối đa. Việc đứng dậy và đi tắm ngay rất có thể khiến bạn bị cảm lạnh, nhịp tim thay đổi đột ngột kèm theo các triệu chứng co rút, nguy hiểm hơn là tai biến do co mạch máu tức thời. Do đó, trước khi tắm, hãy nghỉ ngơi ít nhất 5-10 phút để cơ thể hồi phục trạng thái thông thường.

Ngay sau khi ăn no hoặc lúc quá đói

 Việc tắm ngay sau khi ăn no khiến lượng máu dồn về dạ dày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ chuyển tới da và các bộ phận khác, khiến việc tiêu hóa chậm chạp hơn hay bị trì hoãn. 

Ngược lại, tắm khi quá đói lại khiến bạn dễ bị tụt huyết áp, có thể dẫn tới ngất xỉu, đột quỵ. Bạn nên chờ khoảng 30 phút đến một tiếng sau khi ăn mới nên tắm, và chú ý tắm nước vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh. 

Tắm sau khi làm việc mệt mỏi, cẳng thẳng

Bất kể là sau khi lao động thể lực hay trí lực, cơ thể đều cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn rồi mới đi tắm. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng máu lên não chậm, gây choáng, bất tỉnh.

Sau khi tập thể dục

Sau khi ngừng tập, nhịp tim vẫn còn nhanh, nhiệt độ cơ thể cao, lỗ chân lông giãn nở. Tắm nước nóng ngay sẽ làm máu không lưu thông tới những bộ phận quan trọng trên cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu máu tim, não cục bộ. Điều đó khiến bạn cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nhiều bệnh nghiêm trọng khác

Không muốn 'chết nhanh hơn đột quỵ' thì đừng tắm vào những thời điểm này ảnh 3 Theo Women's Health Magazine, sau khi quan hệ tình dục, các lỗ chân lông mở rộng, nhịp tim nhanh hơn mức bình thường, tất cả cơ quan trong cơ thể đều được thư giãn, thả lỏng tối đa. Việc đứng dậy và đi tắm ngay rất có thể khiến bạn bị cảm lạnh, nhịp tim thay đổi đột ngột kèm theo các triệu chứng co rút, nguy hiểm hơn là tai biến do co mạch máu tức thời. Ảnh minh họa: Internet
Tắm ngay sau khi làm việc

Dù cho bạn làm việc thể chất hay vận động thể lực, nên nghỉ một lát mới tắm, nếu không nó dễ dàng dẫn tới thiếu máu cung cấp cho tim và não, thậm chí gây bất tỉnh.

Tắm xong đi ngủ ngay

Độ nóng của nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây ức chế hoạt động của não bộ và gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt hơn hết là bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1 - 2 giờ. Còn trường hợp bạn không có thời gian mà vẫn muốn sạch sẽ để lên giường thì chỉ cần dùng khăn lạnh ẩm lau lại phần trán và cổ 5 phút là được. Cách làm này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được trung hòa ở mức bình thường.

Tắm nước quá nóng

Tắm nước ấm, nhiệt độ vừa phải rất tốt cho cơ thể lại tránh được nguy cơ trúng gió. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ dễ gây tổn thương cho da dẫn đến các mao mạch giãn nở gây hiện tượng da bị khô, nứt nẻ. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim. Nhiệt độ nước thích hợp để tắm nhất vào mùa đông là từ 24 - 29 độ.

MỚI - NÓNG