Không nên chọn thịt bò khô màu sắc khác thường, màu lòe loẹt

Sản phẩm bò khô chất lượng không có màu sắc khác thường, lòe loẹt
Sản phẩm bò khô chất lượng không có màu sắc khác thường, lòe loẹt
Thịt bò khô là món ăn ngon, được mọi người yêu thích đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong thịt bò khô có thể gây ngộ độc nếu quy trình sản xuất chế biến không đạt chuẩn.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối với thịt bò khô từ đâu?

Tại Việt Nam, số lượng thịt bò khô được sản xuất và nhập khẩu ngày càng nhiều. Đối với thịt bò khô, nguy cơ an toàn thực phẩm thường tập trung ở những lý do, như: Gian lận thương mại: Thịt bò khô phải làm từ thịt bò. Tuy nhiên, thịt bò khá đắt nên ở đâu đó vấn có bộ phận gian thương đã làm giả thịt bò khô từ các loại thịt như thịt lợn sề, thịt lợn không bảo đảm an toàn; Sử dụng phẩm màu, chất bảo quản không có trong danh mục được phép hoặc có trong danh mục được phép nhưng vượt quá giới hạn cho phép: Người làm thịt bò khô lạm dụng hoặc thiếu hiểu biết dùng phẩm màu công nghiệp, phẩm mầu không được phép dùng trong thực phẩm, không có trong danh mục được phép trộn màu đỏ, hồng giống màu thịt bò để bền màu, cũng như giữ chúng không mau bị hư hỏng khi để lâu trong thời gian dài, điều kiện không đảm bảo. Lạm dụng dùng chất bảo quản không được phép để cho thịt săn chắc, dai …

Nhiễm vi sinh: Điều kiện sản xuất, chế biến không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân làm cho sản phẩm không an toàn như nhiễm vi sinh (Salmonella, Ecoli …). Nguyên nhân cơ sở sản xuất, chế biến thiếu tuân thủ quy định về bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, bảo quản hoặc điều kiện sản xuất, chế biến không đảm bảo an toàn (từ công nhân, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm).

Tác động từ quy mô sản xuất: Phần nhiều các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh thịt bò khô là quy mô hộ gia đình, điều kiện nhầ xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến còn sơ sài, nhận thức về tác hại của sản phẩm làm ra còn hạn chế…;

 Vi phạm bị phạt đến 100 triệu đồng

Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thịt bò khô được thể hiện trong nhiều văn bản, như: Quy định về hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế nêu tại văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015; Quy chuấn Việt Nam QCVN 8-3: 2012/BYT; Quy định về điều kiện sử dụng phụ gia trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được quy định trong Luật ATTP; Quy định về kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư số 45/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.

Như vậy, cơ bản quy định của pháp luật về ATTP đối với sản phẩm là đã đầy đủ. Vấn đề ở đây là các cơ sở chế biến, kinh doanh cần tuân thủ đầy đủ quy định và hoạt động kiểm soát của cơ quan chức năng.

Theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính. Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình hình xử phạt phù hợp theo quy định. Đói với phạt tiền: có hành vi vi phạm lên đến 100 triệu đồng; Phạt bổ sung: Tước quyền giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP có thời hạn, đình chỉ sản xuất có thời hạn, tịch thu phương tiện tạng vật vi phạm...Biện pháp khắc phục hậu quả: Tiêu hủy sản phẩm, cải chính thông tin, chịu mọi chi phí đối với trường hợp người sử dụng sản phẩm ngộ độc...

Biện pháp nào để sản phẩm thịt bò khô đảm bảo an toàn?

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Cần tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm: Chỉ sử dụng phụ gia, chất bảo quản được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế (văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015). Phải sử dụng nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm; đặc biệt nguyên liệu phụ gia thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng, hàm lượng đúng quy  định; không được sử dụng phẩm màu công nghiệp, chất ngoài danh mục.

Thực hiện kiểm soát nguyên liệu đầu vào: Nguồn gốc nguyên liệu (được sản xuất cơ sở đảm bảo ATTP), Kiểm tra nguyên liệu chặt chẽ: Thịt, các loại gia vị phối trộn…Thực hành đúng quy trình chế biến. Sấy khô sản phẩm theo tiêu chuẩn và bảo quản ở nhiệt độ, môi trường đảm bảo, có thời hạn sử dụng rõ ràng cho sản phẩm.

Phương tiện vận chuyển đảm bảo không nhiễm chéo, duy trì để nhiệt độ ẩm độ đúng nhà sản xuất, không bị hỏng bao bì trong quá trình vận chuyển: Trong bảo quản phải đảm bảo duy trì các điều kiện theo yêu cầu của người sản xuất.

Sản phẩm nên được đóng gói, đóng gói hút chân không là giải pháp tốt và hiệu quả.

Các cơ quan quản lý cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh về việc tuân thủ các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh áp dụng thực hành sản xuất tốt, chương trình quản lý chất lượng HACCP. Tăng cường kiểm tra, thanh tra trong sản xuất, chế biến, đặc biệt là vấn đề sử dụng phẩm màu, phụ gia, điều kiện vệ sinh trong sản xuất, chế biến và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Lời khuyên đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng cần mua sản phẩm có xuất xứ, thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng và chỉ tiêu chất lượng rõ ràng. Sản phẩm từ cơ sở đã được chứng nhận đủ ATTP/ chứng nhận hệ thống ATTP (HACCP …). Đặc biệt, không nên chọn sản phẩm có màu sắc khác thường, màu lòe loẹt.

“Chương trình thực hiện với sự phối hợp của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT”.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.