Không “thử nghiệm” rượu ngâm trôi nổi để làm đẹp da

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Da có chức năng bao bọc bảo vệ cơ thể (là hàng rào cơ học, sinh học để che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi về cơ học – hóa học – sinh học của môi trường bên ngoài cơ thể); tham gia bài tiết các chất thải của quá trình chuyển hóa; tham gia điều hòa thân nhiệt; tổng hợp các vitamin A, D và làm đẹp cho cơ thể. 

Để làm trắng da bền vững, các giải pháp can thiệp phải tác động vào cả ba lớp của da (lớp thượng bì, trung bì và lớp hạ bì). Tác động vào lớp thượng bì nhằm làm cho da có mỏng đi, mầu sáng hơn; tác động vào lớp trung bì làm cho da mền mại, giảm sự tập trung của hạt sắc tố; tác động vào lớp hạ bì để làm cho da khỏe, không viêm nhiễm. Làm đẹp, trắng da, chữa nám, trị mụn là nhu cầu chính đáng của mỗi người, không chỉ là phụ nữ mà cả nam giới. 

Nhưng hiện nay đã xảy ra rất nhiều “hậu họa” ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe, thậm chí là tính mạng do thiếu hiểu biết về giải phẩu, sinh lý, bệnh lý và tác dụng “đích thực” của các biện pháp, các sản phẩm “trôi nổi” để chăm sóc, làm đẹp da. Đặc biệt là sử dụng rượu ngâm “trôi nổi” để làm đẹp da.

Những thành phần của sản phẩm rượu ngâm trôi nổi đang được quảng bá làm trắng da chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của da. Các thành phần chính của sản phẩm rượu ngâm làm đẹp da có nguy cơ làm tổn thương da: (i) Rượu: là dung môi để hòa tan các chất của sản phẩm nếu có độ rượu cao dễ làm tổn thương các cầu liên kết của tế bào thượng bì, làm cho da bong, tróc ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ đối với tác nhân của môi trường (gây viêm nhiễm da, gây sạm da do tia tử ngoại…); (ii) 

Các hoạt chất, hóa chất trong sản phẩm không tinh khiết, không phù hợp với da có nguy cơ gây viêm da dị ứng, viêm da kích ứng, lắng đọng sắc tố trong tế bào da, làm tổn thương cấu trúc, rối loạn chức năng các loại tế bào của da (tế bào sợi, tế bào mô liên kết, các thụ thể thần kinh cảm giác, tuyền nhờn, tuyền mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu…). Trong thực tế, việc sử dụng các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, những sản phẩm tự tạo theo “truyền miệng” để điều trị, chăm sóc, làm đẹp da rất nguy hiểm vì thành phần của sản phẩm (hóa chất, dung môi…) dễ của da (bỏng, bong tróc da, sạm da…), rối loạn dinh dưỡng da (khô da, teo da…), gây bệnh lý cho da (nhiễm khuẩn, nhiễm nấm). 

Các tổn thương này nếu đến lớp trung bì sẽ để lại hậu quả vĩnh viễn về chức năng, thẩm mỹ của da rất khó khắc phục được. Nhiều trường hợp việc thẩm thấu, hấp thu những hóa chất, hoạt chất trong sản phẩm có thể ngấm vào máu gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và tính mạng của người sử dụng.

Hiện nay, các biện pháp chăm sóc da phải kết hợp để đạt được mục tiêu: vệ sinh da – tăng cường dinh dưỡng da – phục hồi và dự phòng những thương tổn của da. Da rất quan trọng đối với sức khỏe – thẩm mỹ của con người và rất dễ bị tổn thương do đó tuyệt đối không sử dụng, bôi (thoa) bừa bãi các sản phẩm trôi nổi, đặc biệt là các loại rượu ngâm “trôi nổi” để làm đẹp da bởi dễ dẫn đến biến chứng gây tổn thương da, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng cho người “thử nghiệm” dù chỉ một lần.

Theo TS. Trần Quang Trung
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế
Theo Tạp chí Sức khỏe & An toàn Thực phẩm
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.