Làm sao để ăn những món ăn độc, lạ vẫn an toàn?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Những món ăn lạ, độc vẫn có sức hút rất và gây tò mò lớn đối với nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu. Để chiều lòng chồng đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khoẻ gia đình, các chị em nên chú ý nguồn gốc cũng như cách thức chế biến của những loại thức ăn này.

Cẩn thận với những món ăn từ côn trùng

GS. TS. Bùi Công Hiển (Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Côn trùng có kích thước nhỏ bé nhưng vì số lượng đông nên chúng là nguồn dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng quý giá.

Các kết quả nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, côn trùng có hàm lượng đạm rất cao (ví dụ, 100g châu chấu có tới 24,3g protein; 100g nhộng cung cấp 13g protein); giàu calci và vi khoáng (100g châu chấu cung cấp 210mg canxi, cao gấp gần 10 lần so với thịt gà, thịt lợn).

Làm sao để ăn những món ăn độc, lạ vẫn an toàn? ảnh 1

Chính vì vậy, những món ăn từ côn trùng len lỏi vào bếp của rất nhiều gia đình hiện nay. Không thể phủ nhận, ngoài giá trị dinh dưỡng cao, những món ăn này còn mang một hương vị rất ngon và độc đáo. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể bất cẩn khi chế biến những món ăn từ những loài động vật nhỏ bé này. Các chuyên gia về dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng:

- Tuyệt đối không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

- Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt, những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

- Phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn: ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi… để côn trùng vị kích thích thải hết chất độc trong ruột, tại các tuyến ngoại tiết; loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi; rửa sạch bằng nước ấm, nước muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân côn trùng; để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, nấu chín nguyên con không qua sơ chế, vệ sinh…

- Đối với trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Món ăn từ “của quý” động vật

Làm sao để ăn những món ăn độc, lạ vẫn an toàn? ảnh 2

Không phổ biến bằng những món ăn làm từ côn trùng, những món làm từ “ngẩu pín” (bộ phận sinh dục của các con đực) thường chỉ dành cho các quý ông mong muốn nâng cao khả năng “chăn gối”, vì quan niệm “ăn gì bổ nấy” đã ăn sâu vào tiềm thức của quá nhiều người.

Những món ăn này tuy không có nhiều “tác dụng phụ” cần phòng tránh như những món từ côn trùng. Tuy nhiên, đối với các món ăn lạ kiều này, các bà nội trợ ngoài lưu ý phải mua đồ tươi sống, cần phải chế biến để khử những mùi hôi từ ngẩu pín bằng cách luộc qua nước muối.

Các tiểu thương ở chợ Tiền Phong (Thái Bình), nơi khá nổi tiếng trong việc “lưu hành” ngẩu pín lợn khuyên rằng: Nên lựa chọn những ngẩu pín của con non, vì càng non thì càng ít mùi hôi.

Thịt chuột - nguy cơ ăn nhầm chuột cống

Làm sao để ăn những món ăn độc, lạ vẫn an toàn? ảnh 3

Món ăn này tuy không còn xa lạ với người Việt Nam nhưng đối với dân thành thị, việc đưa thực đơn của món này vào nhà bếp vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, không phải là không có bởi thịt chuột, những ai biết chế biến thì không thể cưỡng lại nổi vị ngon của loài gặm nhấm… đáng ghét này.

Thịt chuột đồng rất khó bắt, chính vì thế, nhiều người bán thịt chuột vô lương tâm thường bắt thịt chuột cống để giả làm chuột đồng. Đây là mầm bệnh dịch hạch cực kỳ nguy hiểm đối với những người không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua.

Vậy thì tốt nhất, nên mua thịt chuột sống để chế biến, hoặc nhờ người chế biến giúp. Không nên mua những miếng thịt chuột đã được chế biến sẵn, đặc biệt là mua ở những thành phố lớn, nơi mà không thể nào xuất hiện chuột đồng.

Những món tiết lạ

Làm sao để ăn những món ăn độc, lạ vẫn an toàn? ảnh 4

Huyết động vật là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, mọi độc tố nếu con vật bị nhiễm phải đều tích tụ trong máu của chúng.

Trường hợp của anh Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị là một lời cảnh báo rõ ràng nhất trong việc ăn tiết canh lợn. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.

Sự việc xảy ra cuối tháng bảy vừa qua, khiến cả gia đình 11 người (tình Đắk Lắk) bị ngộ độc do uống nhầm phải tiết con nưa (một loài bò sát giống trăn nhưng máu chứa rất nhiều độc tố) cũng là một lời cảnh báo cho chúng ta nên hạn chế những món ăn lạ và độc.

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, các món ăn làm từ tiết nên được nấu chín kỹ. Đặc biệt là nên tránh xa món tiết canh.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
TPO - Vào tối 17/4, trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), do ảnh hưởng của mưa lớn kèm gió lốc lật thuyền, hai người mất tích. Mưa lớn kèm gió lốc cũng gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.