Lần đầu cấy ghép thành công âm đạo nhân tạo

Trong phòng thí nghiệm, âm đạo được tạo ra từ khung tự phân hủy và tế bào của chính bệnh nhân. Ảnh: BBC
Trong phòng thí nghiệm, âm đạo được tạo ra từ khung tự phân hủy và tế bào của chính bệnh nhân. Ảnh: BBC
TP - Các bác sĩ Mỹ vừa cấy ghép thành công âm đạo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho bốn phụ nữ. Những bệnh nhân này cho biết, họ đã có được đời sống tình dục bình thường.

Một mẫu tế bào và một bộ khung sinh học tự phân hủy được sử dụng để phát tạo ra âm đạo theo kích thước, hình dạng phù hợp với từng phụ nữ.

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Lancet, đây là ví dụ mới nhất chứng tỏ sức mạnh của ngành y học tái tạo. Những phụ nữ được cấy ghép là những người có âm đạo không hoàn thiện ngay từ khi trong bụng mẹ mà y học gọi là chứng bất sản âm đạo. Phương pháp điều trị hiện nay là phẫu thuật tạo lỗ rồi lót bằng da ghép hoặc một phần ruột.

Các bác sĩ ở Trung tâm y tế Wake Forest Baptist tại bang Bắc Carolina sử dụng công nghệ tiên phong để tạo ra âm đạo cho bốn phụ nữ từ khi họ vẫn ở tuổi thiếu nữ.

Các bác sĩ đã quét khu vực xương chậu để thiết kế một ống giống như một chiếc khung 3D cho từng bệnh nhân. Một sinh thiết tế bào nhỏ được lấy từ âm hộ không hoàn chỉnh của họ để tạo thành nhiều tế bào trong phòng thí nghiệm.

Những tế bào này sau đó được gắn vào bên ngoài chiếc khung và các tế bào sắp xếp thành âm đạo được đưa vào bên trong. Âm đạo được nuôi dưỡng cho đến khi chúng phù hợp để cấy ghép cho từng bệnh nhân.

Một phụ nữ (giấu tên) được cấy âm đạo nhân tạo cho biết: “Tôi thực sự rất may mắn vì tôi đã có cuộc sống bình thường, hoàn toàn bình thường”. Ba người còn lại cũng cho biết họ cũng cảm thấy “ham muốn, kích thích và cực khoái” với bộ phận mới. Bất sản âm đạo có thể dẫn tới những bất thường khác ở cơ quan sinh sản, nhưng ở hai trong bốn phụ nữ nói trên âm đạo được nối với tử cung. Thông thường, những người bị bất sản âm đạo không thể thụ thai, nhưng về lý thuyết thì hai người này vẫn có khả năng sinh con.

Đến bây giờ kết quả cấy ghép âm đạo nhân tạo mới được công bố, nhưng những ca cấy ghép đầu tiên nói trên đã được thực hiện cách đây 8 năm. GS Martin Birchall, chuyên gia ngành y học tái tạo, cho rằng, các nhà khoa học nói trên “không những chữa trị cho nhiều bệnh nhân có vấn đề lâm sàng khó khăn mà còn trả lời được một trong những câu hỏi khó nhất trong công nghệ kỹ thuật mô”.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, kỹ thuật này cần trải qua nhiều bước nữa để tiến tới việc thử nghiệm trên diện rộng và thương mại hóa. Gần đây, các nhà nghiên cứu ở Đại học Basel ở Thụy Sĩ sử dụng kỹ thuật tương tự để tái tạo mũi cho các bệnh nhân bị ung thư da. Kỹ thuật này có thể thay thế việc sử dụng sụn từ xương sườn hoặc tai để tái tạo tổn thương sau khi cắt khối tế bào ung thư.

Theo Theo BBC
MỚI - NÓNG