Lấy thuốc tâm thần của bố ra ăn, 3 chị em hôn mê phải cấp cứu

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Các bác sĩ Khoa Cấp cứu- Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận 3 cháu bé trong đó có 2 chị em ruột và một bé là em họ ở Mỹ Đức, Hà Nội, bị hôn mê do ngộ độc thuốc điều trị tâm thần.

Theo đó, hai chị em ruột là N.T.M (4 tuổi) và N.T.H ( 3 tuổi) cùng em họ là N.T.T (3 tuổi) đều nhập viện trong tình trạng li bì, hôn mê sâu.

Theo lời kể của gia đình, mẹ bé  H, cho hay: Khoảng 11h, khi đang chơi với nhau, các cháu có lấy lọ thuốc điều trị thần kinh của bố để trong hộp xốp, tưởng là kẹo nên 3 cháu đã cùng nhau ăn. Sau đó, đến chiều, 3 cháu đều ngủ lịm đi không biết gì. Buổi chiều tôi đi làm về phát hiện ra thì đưa các cháu đi viện ngay. Khi nhập viện, các cháu vẫn đang trong tình trạng li bì, đánh thức không dậy, gọi hỏi không đáp ứng.

Theo Ths.BS Ngô Anh Vinh - Khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi nhập viện, cả 3 bệnh nhi đã được xử trí theo hướng tiên đoán trẻ bị ngộ độc thuốc, rửa dạ dày, truyền dịch để đào thải các chất độc trong cơ thể,lấy máu để xét nghiệm.

Hiện tại, sau hai ngày điều trị, M. và T. đã ổn định sức khỏe, bé có thể đi lại và tỉnh táo nói chuyện và tương tác tốt. Vì vậy chúng tôi đã cho các cháu xuất viện. Riêng cháu H., hiện vẫn còn mệt mỏi, hạn chế trong vận động và giao tiếp nên tiếp tục giữ lại để theo dõi thêm"- BS Vinh nhấn mạnh.

Theo các bác sĩ, do cơ thể trẻ em còn nhỏ, hệ thần kinh và các bộ phận khác của các cháu còn đang phát triển, chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc uống nhầm thuốc của người lớn, nhất là thuốc thần kinh có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh rất nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Xử trí trẻ bị ngộ độc cấp do thuốc thế nào?

 Cha mẹ trẻ trước khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ cần phải kiểm tra lại thông tin của thuốc, không dùng thuốc hết hạn, thuốc của người lớn... Trường hợp bé nuốt phải thuốc của người lớn, cần làm cho bé nôn càng sớm, càng nhiều càng tốt và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cùng thuốc trẻ đã uống khi nhập viện để tiện biết nguyên nhân ngộ độc và dùng chất đối kháng (antidote) chữa trị. Bên cạnh đó, trẻ có thể có các biểu hiện sớm ở đường tiêu hóa khi ngộ độc thuốc như đau bụng nhiều, nôn trớ, ho sặc sụa... cũng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí, theo dõi. Nếu nhà ở xa cơ sở y tế hoặc vì bất kỳ nguyên nhân gì khiến việc đến viện bị chậm trễ có thể gọi điện thoại đến khoa cấp cứu để được hướng dẫn cấp cứu tạm thời và nhập viện càng sớm càng tốt vì sau 4 giờ thuốc có thể ngấm vào cơ thể.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.