Mang thêm bệnh nếu uống nước cam theo cách này

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nhiều người chỉ nhìn vào công dụng vượt trội của nước cam với sức khỏe nhưng không quan tâm đến thời điểm uống cũng như cách uống khiến lợi chưa thấy mà hại đã ở ngay trước mắt.

Nước cam + kháng sinh

Chỉ nên uống nước cam khi đã điều trị hết đợt thuốc để giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng. Đó là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nguyên nhân là axit trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, làm giảm tác dụng thậm chí làm hỏng tác dụng chữa bệnh của thuốc

Uống nước cam vào ban đêm

Tránh dùng nước cam ở thời điểm này để tránh mất ngủ vì nước cam rất lợi tiểu. Ngoài ra, nước cam ép có chứa nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng.

Nước cam + sữa

Sữa rất giàu protein, khi cho sữa vào với nước cam thì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây nên hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Nước cam + hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ có chứa hàm lượng lớn chất asen pentavenlent rất độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể khi ăn nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C như cam thì lại gây phản ứng hóa học. Asen pentavenlent gặp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (còn gọi là thạch tín) gây ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.