Mẹo hay trị tật ăn ngậm của bé

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Để mỗi lần cho bé ăn không còn là một “cuộc chiến”, hãy thử những mẹo nhỏ dưới đây.

Ngậm cơm hay thức ăn rất lâu trong miệng là thói quen mà rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải. Ngoài việc bé ăn chậm, ngậm lâu mất thời gian, không nạp đủ dinh dưỡng cần thiết, khi để bé ngậm đồ lâu trong miệng, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường, lượng đường bám vào răng có thể khiến bé bị sâu răng. Các mẹ hãy thử áp dụng một số biện pháp dưới đây để trị tật ăn ngậm ở bé.

Chế biến thức ăn đúng độ tuổi của bé

Không ít bậc phụ huynh khi con đã 2-3 tuổi nhưng vẫn cho ăn bột xay nhuyễn, cháo hầm thật nhừ, thật kĩ,... vô tình làm bé trở nên lười nhai, lười nuốt, hình thành thói quen ngậm thức ăn. Nếu thức ăn không được chế biến theo đúng độ tuổi, hàm răng, sở thích,... bé sẽ lười nuốt hơn. Khi bé không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ cũng sẽ khiến bé chán ăn, thích ngậm.

Trang trí bữa ăn hấp dẫn

Nếu con cứ ngắc ngứ dây dưa suốt hàng tiếng đồng hồ mà không nuốt nổi miếng cơm, mẹ nên xem lại cách trình bày món ăn của mình. Có thể bữa ăn chưa đủ hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon miệng, nhanh chóng. Mẹ chỉ cần chú ý bổ sung thêm nhiều màu sắc vào khẩu phần ăn của bé cho thêm phần sinh động (ví dụ màu tím từ củ dền, khoai lang, màu vàng tươi từ bí đỏ, màu xanh đậm mát mắt của súp lơ), hay khéo xếp thức ăn thành những hình khối ngộ nghĩnh: trứng rán hình trái tim, thịt viên tròn, cà rốt tỉa hoa, nửa quả cà chua bi thành cái tai thỏ,..., bé sẽ hứng thú với bữa ăn hơn rất nhiều.

biếng ăn, ăn ngậm, bà mẹ

Mẹ nên trình bày bữa ăn sinh động và hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon miệng. (Ảnh minh họa)

Đổi món thường xuyên

Mẹ nên làm phong phú thực đơn của bé bằng những bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá xen kẽ và bổ sung nhiều loại rau xanh khác nhau để bé không có cảm giác bị ngấy.

Làm mẫu và hướng dẫn bé nhai nuốt

Cách tốt nhất để trẻ nhỏ học được mọi thứ là bắt chước cha mẹ. Vì thế, bố mẹ hãy ăn uống với thái độ thích thú, tích cực nhất để bé làm theo. Bạn có thể thu hút sự chú ý của bé bằng cách nói: “Nhìn bô/mẹ ăn này!” “Măm măm, ngon ngon...”

Tránh xa tivi khi ăn

Không để bé mải xem hoạt hình hay quảng cáo mà xao nhãng, mất tập trung ăn uống. Tương tự, mẹ cũng nên tránh để trẻ vừa ăn vừa chơi, hình thành thói quen xấu là mải chơi quên ăn hoặc nhất thiết phải có đồ chơi mới chịu ăn.

Khen và khuyến khích bé ăn

Bất kì đứa trẻ nào cũng thích nhận được những lời cổ vũ, khích lệ. Một câu nói “Con ăn ngoan quá!” có thể khiến bé hào hứng hơn trong việc ăn uống.

Không ép bé ăn mãi một bữa

biếng ăn, ăn ngậm, bà mẹ

Khi bữa ăn của bé đã kéo dài 30 phút, mẹ có thể cho bé dừng lại, không nên cố ép bé ăn. (Ảnh minh họa)

Khi bữa ăn của bé đã kéo dài 30 phút, mẹ có thể cho bé dừng lại, không nên cố ép bé ăn. Mẹ có thể để bé đói hơn một chút vào bữa sau để bé có thể ăn ngon miệng hơn. Trẻ cũng sẽ cảm thấy dễ hấp thụ hơn khi bữa ăn được chia nhỏ ra nhiều lần. Như vậy, lượng thức ăn bé cần trong một ngày vẫn được nạp đủ mà bé lại thoải mái, không chịu phải chịu sức ép căng thẳng để bé chú ý vào việc ăn uống hơn.

Dạy bé tự xúc

Mẹ nên huấn luyện cho bé tập xúc ăn. Bé sẽ có cảm giác tự chủ trong ăn uống hơn và nhai nuốt dễ dàng hơn.

Theo Theo Khám Phá
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.