Mẹo xài đồ đông lạnh đúng cách

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Vẫn đảm bảo một bữa ăn tươi, ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng không vì thế mà chị em có thể lơ là, bởi chúng rất dễ trở thành độc hại nếu vô tình bị “quên bẵng” hoặc không để ý cách bảo quản, sử dụng…

Những điều cần biết khi bảo quản đông lạnh

1. Quy trình chế biến khép kín: Thực phẩm đông lạnh là thực phẩm sạch được sơ chế và chế biến theo quy trình khép kín, nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm nên sẽ cho ra sản phẩm đông lạnh chất lượng tốt nhất.

2. Giữ nguyên thể trạng, không mất đi hương vị: Thực phẩm đông lạnh sau khi giết mổ được giữ nguyên thể trạng và đưa vào cấp đông nhằm giữ cho chất lượng tươi nguyên sau khi rã đông sản phẩm. Hơn nữa, thực phẩm đông lạnh có thể bảo quản được rất lâu mà không làm mất đi hương vị

3. Đông lạnh vẫn ôi thiu: Đông lạnh chỉ làm chậm quá trình ôi thiu nhưng không có khả năng khử trùng nên ở nhiệt độ 0,5-5 độ C thực phẩm vẫn có thể bị hỏng.

4. Thịt nhanh hỏng hơn hoa quả: Nước có trong thịt khi kết tinh, sẽ phá vỡ lớp màng tế bào, lượng protein của các mô và chất dịch bên trong tế bào bị mất đi khiến cho thịt bị cứng và khô hơn khi rã đông. Thêm vào đó, những phản ứng giữa chất dịch thoát ra từ tế bào và chất dịch trong khoang gian bào khiến cho mùi vị của thịt bị biến đổi.

5. Thực phẩm chứa chất béo dễ bị ôxy hóa: Thịt bị oxy hóa có mùi ôi, đặc biệt trong trường hợp cá, gà, thịt lợn, những loại thịt vốn chứa các chất béo không bão hòa rất dễ bị ảnh hưởng. Do thịt bò chứa đa phần là chất béo bão hòa nên nó có thể được bảo quản đông lạnh lâu hơn mà không bị hỏng.

Nguyên tắc khi chọn lựa đồ đông lạnh

6. Mua ở cửa hàng uy tín

Nên chọn siêu thị, cửa hàng thực phẩm có đăng ký và được phép kinh doanh... Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu về nguyên tắc phải được kiểm tra và có giấy chứng nhận. Người tiêu dùng cần kiểm tra thực phẩm có nhãn mác, xuất xứ từ đâu, có nhãn phụ bằng tiếng Việt không.

7. Kiểm tra thời hạn và nhiệt độ bảo quản

Bạn có biết?

- Tủ lạnh chứa đầy thức ăn sẽ giữ được độ lạnh lâu hơn tủ lạnh chỉ đầy khoảng một nửa.

- Không cho đồ ăn vẫn còn nóng hoặc ấm vào tủ vì nó sẽ làm cho nhiệt độ trong tủ tăng lên.

- Dung tích tủ lạnh càng lớn, thực phẩm sẽ càng lạnh lâu hơn.

- Môi trường tủ lạnh thường rất dễ khô. Thực phẩm không gói kín dễ bị mất nước, mùi vị thay đổi và không thể dùng được.

Thông thường thịt đông lạnh có thể bảo quản 3 tháng ở nhiệt độ -18 độ C nhưng mùi vị và hương vị vẫn từ từ biến chất, các chất béo cũng bị ôxy hoá dần dần, các vitamin cũng bị phân giải.

Do đó, hạn sử dụng trên bao bì 3 tháng không có nghĩa là thực phẩm chắc chắn được đảm bảo chất lượng trong vòng 3 tháng. Khi chọn mua thực phẩm đông lạnh cần xem rõ ngày sản xuất và thời gian bảo quản, nên chọn sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất, tốt nhất là trong vòng 1 tháng trở lại.

8. Quan sát trạng thái của sản phẩm

Các sản phẩm đông lạnh đã có xuất hiện đá cục hoặc lẫn các tinh thể băng thì không nên mua. Ngoài ra, bạn nên chọn những sản phẩm được xếp ở phía dưới là nơi có nhiệt độ ổn định hơn.

9. Không chọn các sản phẩm…

Từ sữa và các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt hun khói...) mà không được để trong tủ lạnh, những thực phẩm kiểu này bắt buộc phải giữ lạnh.

10. Hộp thực phẩm đã bị phồng

Khi hộp chứa bị phồng tức là thức ăn bên trong bị "thiu" và vi khuẩn đã phát sinh trong đó. Các loại đồ hộp dễ bị phồng là: nước trái cây đóng hộp, pho mát tươi, mì pasta, sữa chua...

11. Hạn chế sự thay đổi nhiệt độ

bằng cách bọc thêm vài lớp giấy để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ của thức ăn trên đường về nhà.

Mẹo xài đồ đông lạnh đúng cách ảnh 1

Đơn giản cách bảo quản và sử dụng

12. Thực phẩm trữ đông ở nhiệt độ nào?

Đối với các loại thực phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến đựng trong các loại bao bì nhựa (PE hoặc PA), có hai cách trữ đông: Thực phẩm trữ mát là loại thịt nguội, giò, chả,... trữ đông từ 0-5 độ C; Thực phẩm đông lạnh: chả giò, thuỷ hải sản,... trữ đông từ -25 đến -18 độ C.

13. Thực phẩm rã đông

Thực phẩm khi rã đông phải chế biến ngay và không nên tái đông trở lại. Tốt nhất nên rã đông tự nhiên, để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát đến khi thực phẩm mềm như thực phẩm tươi sống. Có thể rã đông nhanh hơn bằng các dùng quạt thổi trực tiếp lên thực phẩm, hay có thể ngâm vào nước nhưng không cho thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nước mà nên bọc trong túi nilon.

14. Thức ăn còn lại khi đã chế biến

Không nên để bên ngoài quá lâu. Hãy che đậy và đóng gói cẩn thận nếu muốn trữ đông trong tủ lạnh và chỉ nên dùng lại thức ăn thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.

15. Khi mất điện xử lý thế nào?

- Các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như bơ sữa, thịt, cá, thịt gia cầm không thể an toàn khi bảo quản ở nhiệt độ không khí nên khi mất điện nên để nguyên trong tủ lạnh nếu có điện ngay.

- Với hoa quả và rau sẽ tươi lâu hơn ở nhiệt độ không khí vì thế nên bỏ ra khỏi tủ lạnh nếu không có điện ngay.

- Nếu biết sắp bị mất điện, bạn có thể chủ động đặt bộ điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh đến mức nhiệt độ thấp nhất.

- Luôn đóng kín tủ lạnh, thực phẩm sẽ vẫn trong tình trạng đông lạnh ít nhất một ngày, thậm chí có thể 2-3 ngày, tùy thuộc vào khả năng cách nhiệt.

Theo SKGD
MỚI - NÓNG