Miếng rửa bát: 'Ổ dịch' nguy hiểm nhất trong nhà

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Miếng rửa bát được coi là vật dụng bẩn nhất và là ổ chứa mầm bệnh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.

GS Hugh Pennington, chuyên gia vi trùng học hàng đầu của Anh, phân tích rằng chính môi trường ẩm ướt của miếng rửa bát cùng với thức ăn thừa tồn đọng vương vào đã trở thành địa điểm ẩn náu lí tưởng của vi khuẩn.

Vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở hàng triệu lần trong miếng rửa chén khi để qua đêm. Nó thậm chí còn ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh hơn cả toilet.

Sự nguy hiểm càng trở nên nghiêm trọng khi các bà nội trợ dùng miếng rửa chén để lau rửa bề mặt bếp, bồn rửa và những bề mặt khác.

Miếng rửa bát: 'Ổ dịch' nguy hiểm nhất trong nhà ảnh 1

Ảnh minh họa

Khi đó, các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc như E.coli, salmonella có trong miếng rửa chén sẽ có điều kiện lan rộng ra và lây nhiễm vào đồ ăn, thức uống.

Lúc này, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm.

Theo GS Pennington, một trong những loại vi khuẩn gây hại nhất đối với sức khỏe con người là campylobacter, thường được tìm thấy trên giẻ rửa bát.

Campylobacter có khả năng gây hội chứng Guillain-Barre, có thể gây bại liệt ở người.

Chính vì thế, các bà nội trợ phải luôn giữ cho miếng rửa chén sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa những mối nguy hiểm do vật dụng này gây ra.

Các nhà khoa học từ Maryland (Mỹ) đã phát hiện rằng quay vi sóng các vật dụng này có thể giết tới 99,99% vi khuẩn tồn tại trong đó và khoảng 99% men và nấm mốc.

Theo Gia đình Online
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.