Mổ định vị không gian 3 chiều "cứu" bệnh nhân chấn thương cột sống

Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng ứng dụng hệ thống T2 Altitude trong chấn thương cột sống và thay thân đốt sống nhân tạo. Ảnh: BV Bạch Mai
Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng ứng dụng hệ thống T2 Altitude trong chấn thương cột sống và thay thân đốt sống nhân tạo. Ảnh: BV Bạch Mai
TPO - Việc ứng dựng hệ thống O-arm giúp cho bác sĩ tiến hành được các ca phẫu thuật bệnh lý cột sống an toàn, hiệu quả hơn vì hệ thống này cung cấp hình ảnh không gian 3D với độ phân giải cao, toàn diện giúp biết rõ chính xác vị trí cần can thiệp tại cột sống, nhằm tránh ảnh hưởng các tổ chức xung quanh.

 Bệnh nhân Lại Thị Hồng Hạnh chính là trường hợp đầu tiên được các bác sĩ của Khoa  Chấn thương hỉnh hình và phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng hệ thống T2 Altitude trong chấn thương cột sống và thay thân đốt sống nhân tạo.

Bệnh nhân Lại Thị Hồng Hạnh (42 tuổi, Thái Bình) vào Khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống, - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng suy kiệt, chỉ nặng 30-35 kg, không thể tự đi lại, đau lưng nhiều, tê yếu 2 chân. Đi khám tại BV Bạch Mai, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị lao cột sống được phát hiện tổn thương thân đốt sống 11,12 cột sống ngực.

Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cố định cột sống đoạn bị tổn thương, giải phóng chèn ép thần kinh. Gần 1 tháng sau phẫu thuật, kết hợp điều trị thuốc lao, bệnh nhân hiện đã tiến triển rất nhiều, có thể tự ngồi dậy và đi lại. Tuy nhiên phần tổn thương đốt sống do lao vẫn còn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

“Phẫu thuật cột sống thường liên quan đến tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu và cấu trúc xương dây chằng xung quanh, chỉ sai số 1 mm thôi là vị trí cần can thiệp đã đi rất xa, có thể khiến cho bệnh nhận bị liệt, tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong…. Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ vừa phải đảm bảo sự an toàn, tránh làm tổn thương thêm cho tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu gây liệt, mất máu … vừa phải xử lý được tổn thương (thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, dị dạng, u đốt sống, chấn thương …) đồng thời tái tạo lại cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo, nẹp silicon … “ TS.BS Hoàng Gia Du - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình nói.

Do đó, việc ứng dựng hệ thống O-arm giúp cho bác sĩ phẫu thuật viên tăng độ chính xác của vị trí bắt vít cột sống, làm giảm tỷ lệ phẫu thuật lại do bắt sai vị trí. “Sử dụng O-arm cùng với hệ thống định vị phẫu thuật, độ chính xác về vị trí bắt vít cột sống lên đến 93% - 100% so với tỷ lệ từ 72% - 92% của phương pháp thông thường. Đồng thời, giảm biến chứng phẫu thuật, cũng như giảm tiếp xúc với bức xạ cho bệnh nhân, phẫu thuật viên và nhân viên y tế…”- TS. BS Du nhấn mạnh.

Hơn nữa, hệ thống này còn giảm tổn thương mô, giảm sử dụng của thuốc và đau hậu phẫu vàrút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân, với bệnh nhân bị cong vẹo cột sống được thực hiện phẫu thuật bằng O-arm sau 3 ngày đã có thể đi lại được bình thường.

MỚI - NÓNG