Món ăn, bài thuốc chữa bệnh thiếu máu

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Thiếu máu khiến cơ thể suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, người bệnh cần được bồi bổ những món ăn bài thuốc giúp nâng cao thể trạng.

Thiếu máu thường xảy ra ở những người có tỳ vị suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt hay mất nhiều máu sau chấn thương, phẫu thuật.

Một số món ăn bài thuốc lưu truyền trong dân gian có tác dụng chữa bệnh thiếu máu rất hiệu quả mà bạn cần biết để áp dụng.

Chim cút + hoàng kỳ + đẳng sâm + hoài sơn

Nguyên liệu: Chim cút 2 con, hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g.

Thực hiện: Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm cho thịt chim cút nhừ, gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng 5-7 ngày là một liệu trình, dành cho người bệnh thiếu máu, người mới ốm dậy, trẻ em suy dinh dưỡng,…

Trứng gà + hà thủ ô

Nguyên liệu: Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín).

Thực hiện: Cho cả hai vào nồi nước nấu, ăn trứng, dùng nước canh, ăn ngày 1 lần. Dùng liền 1 tuần.

Công dụng: Bổ can thận, ích tinh huyết, dùng cho người bệnh thiếu máu, rụng tóc, tóc bạc sớm, đầu váng, mắt hoa, trí nhớ giảm sút.

Gan gà + lá dâu

Nguyên liệu: Gan gà 100g, lá dâu 50g

Thực hiện: Gan gà, rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị, cho vào nồi xào qua, thêm nước vừa đủ, đun chín, sau đó cho lá dâu vào, nấu sôi lại là được. Nêm gia vị vừa ăn và ăn nóng trong bữa cơm.

Công dụng: Bổ huyết, bổ can thận, giúp sáng mắt, tăng cường thể lực, rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Gan lợn + rau chân vịt

Nguyên liệu: rau chân vịt tươi 200g (để nguyên rễ), gan lợn 150g.

Thực hiện: Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng. Đun sôi nước, cho vài lát gừng tươi và gia vị, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, đun cho gan chín là được, ăn trong bữa cơm. Dùng 1 tuần là một liệu trình.

Công dụng: Bổ dưỡng, bổ huyết, dùng tốt cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Gà mái + gạo tẻ

Nguyên liệu: gà mái 1 con khoảng 8 lạng - 1kg, gạo tẻ 100g.

Thực hiện: Mổ gà rửa sạch, hầm lấy nước cốt. Nấu cháo gạo bằng nước cốt gà, nấu to lửa cho sôi kỹ, rồi để nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn. Ngày ăn hai bữa sáng tối, ăn nóng.

Công dụng: Tư dưỡng ngũ tạng, bổ ích khí, dùng cho tất cả các trường hợp suy nhược thiếu máu.

Thịt dê + đương quy + sinh địa

Nguyên liệu: thịt dê 250g, đương quy 15g, sinh địa hoàng 15g, gừng 10g, nước tương, muối, đường vừa đủ.

Thực hiện: Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi trộn đều với các vị trên, thêm nước xâm xấp, đun sôi sau đó đun nhỏ lửa hầm nhừ là dùng được. Ngày ăn 1 lần với cơm. Dùng 5-7 ngày là một liệu trình.

Công dụng: Bổ khí huyết, tăng thể lực, dùng rất tốt cho người bệnh thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.