Món ăn, vị thuốc từ bánh chưng

Món ăn, vị thuốc từ bánh chưng
Không chỉ là một loại bánh truyền thống, bánh chưng còn là món ăn, vị thuốc bổ dưỡng rất khoa học, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của người Việt.  
Khi nói đến bánh chưng là nhớ ngay đến mùi thơm dẻo của gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh, vị béo của thịt mỡ và mùi thơm của tiêu, hành, lá dong tất cả hợp thành loại bánh mùi vị thơm ngon đặc trưng của bánh chưng.
Gạo nếp: Vị thuốc Đông y còn gọi "nhu mễ", vị ngọt tính ấm... Tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế, chỉ hãn... chữa các chứng hư lao tiết tả, tỳ vị hư, đau thượng vị, nhiều mồ hôi, vị hư tiết tả, váng đầu chóng mặt... Gạo nếp vị giàu chất bột (gluxit) là dưỡng chất chính trong khẩu phần bữa ăn của người Việt. Nếu thiếu chất bột khi ăn dễ bị tụt đường huyết, người mệt mỏi, chân tay bủn rủn, làm việc khó tập trung, bụng đói cồn cào...   

Thịt lợn (trư nhục): Tác dụng tư âm nhuận táo. Thịt heo, nguồn cung cấp chất đạm (protein) là chất không thể thiếu cho mọi lứa tuổi. Nếu trẻ em thiếu đạm sẽ chậm lớn, thấp bé khi trưởng thành. Người lớn tuổi thiếu đạm hay bị mệt mỏi, giảm cân...

Món ăn, vị thuốc từ bánh chưng ảnh 1

Ảnh minh họa

Món ăn, vị thuốc từ bánh chưng ảnh 2

Photo: ..

Mỡ lợn (trư cao): Tác dụng bổ hư nhuận táo. Chữa trị được chứng ho khan, táo bón, khô da, nứt nẻ da... Mỡ lợn nguồn cung cấp chất béo (lipit) là chất không thể thiếu cho mọi lứa tuổi, nếu bổ sung chất béo hợp lý đóng vai trò rất quan trọng về hình thành phát triển của hệ thần kinh, nội tiết tố, sinh dục... Ngoài ra, chất béo còn giúp hòa tan hấp thu chuyển hóa các vitamin  A, D, E, K, cũng như duy trì mềm mại của làn da mái tóc...
Đậu xanh (lục đậu): Tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, sinh tân, trừ phiền, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng, giải tất cả các chất độc. Trong 100g đậu xanh có chứa tới 22 - 23,4% protein, 1 - 2,4% lipit,  53 - 60% carbohydrat và các axit amin, các vitamin A, B1, B2, PP, B6, nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết khác.  
Hành (thông bạch): Tác dụng giải biểu, sát trùng, thông dương... ngăn ngừa chứng bụng đầy chậm tiêu, viêm nhiễm đường ruột, cảm cúm nhức mỏi, bí tiểu tiện, ngừa tai biến do huyết ứ...
Hồ tiêu: Tác dụng ôn trung hạ khí tiêu đờm, kích thích tiêu hóa... phòng trị chứng bụng lạnh đau, thổ tả ăn, bụng đầy chậm tiêu, trừ độc của thịt cá, nấm..
Muối: Tác dụng tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, nhuận táo, dẫn thuốc khác vào kinh thận. Muối có vai trò cân bằng thể dịch, cân bằng kali và natri, điều hòa âm dương trong cơ thể... khi thiếu muối cơ bắp dễ bị chuột rút, hoa mắt, chóng mặt... 
Lá dong: Tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Bánh được gói lá dong giúp bảo quản bánh được lâu, có màu xanh, mùi thơm, khai vị kích thích tiêu hoá. 
Lương y Minh Phúc (Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu)
Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.