Mốt nhuộm tóc bằng cà phê hút dân công sở

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Không độc hại, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả mang tới lại bất ngờ là những ưu điểm khiến mốt nhuộm tóc bằng cà phê hút chị em công sở.

Theo các chuyên gia chăm sóc tóc, trong thành phần của cà phê có chất chống ôxy hóa và một số chất khác có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc và làm cho mái tóc bóng khỏe.

Nhuộm tóc bằng cà phê không hề làm hại cho tóc mà ngược lại còn giúp các nàng có một mái tóc màu nâu bóng đẹp.

Nhuộm tóc bằng cà phê dành cho phái đẹp trong những dịp muốn thay đổi màu tóc ngắn hạn trong vài ngày hay một dịp nào đó khẩn cấp mà bạn không muốn làm hại tóc với thuốc nhuộm hay phun màu.

Màu cà phê lưu giữ trên tóc được khoảng 5 ngày và sẽ trôi dần khi chị em gội đầu.

Bước 1: Pha một cốc cà phê thật đậm và để nguội dần. (Chị em nên sử dụng loại café nguyên chất)

Bước 2: Đập hai lòng đỏ trứng gà sau đó đánh thật đều với một thìa rượu, hai thìa nước ấm.

Bước 3: Khi hỗn hợp còn ấm, thoa đều lên tóc đang khô và ủ trong vòng 20 phút. Sau thời gian ủ, chị em hãy gội lại bằng nước ấm để có được mái tóc bóng mượt.

Mùi cà phê sẽ không ám trên tóc nên nếu chị em sợ mùi cafe thì cũng không có gì đáng lo ngại. Màu sắc chị em nhận được phụ thuộc khá lớn vào màu sắc mái tóc của mỗi người.

Với những mái tóc màu sáng hoặc nhuộm đã lâu chưa đi chấm chân, đây là giải pháp hữu hiệu cho bạn để có màu tóc cà phê sáng hơn hoặc tối hơn.

Thật đơn giản và tiết kiệm chi phí phải không các nàng, hãy bỏ túi mẹo nhỏ ấn tượng nhuộm tóc bằng cafe này để mang tới cho bản thân một hiệu ứng sắc đẹp quyến rũ và an toàn.

Theo Theo Khám phá
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.