Một số điều cần biết về bệnh ưa chảy máu

Một số điều cần biết về bệnh ưa chảy máu
TPO - Bệnh ưa chảy máu là một rối loạn chảy máu đặc trưng bởi sự thiếu hụt những protein chọn lọc riêng cho hệ thống đông máu.

> Chủ nhật Đỏ 2012 sẽ diễn ra ngày 8-1

Một số điều cần biết về bệnh ưa chảy máu ảnh 1

Ưa chảy máu thể hiện thành 3 týp (A, B và C) phụ thuộc vào yếu tố đông máu nào thiếu; týp A là phổ biến nhất và hiếm gặp týp C. Tất cả các týp đều gây chảy máu kéo dài. Khi người bệnh ưa chảy máu bị một vết đứt thì thời gian máu chảy dài hơn bình thường. Vết đứt nhỏ sẽ không có vấn đề gì. Vấn đề lớn là lúc xuất huyết bên trong sâu và xuất huyết vào các chỗ nối.

Ưa chảy máu là một bệnh tồn tại suốt đời. Song nếu dùng thuốc bù các yếu tố đông máu bị thiếu và tự chăm sóc tốt thì phần lớn người bệnh có thể sống một lối sống tích cực và hiệu quả.

Một số điều cần biết về bệnh ưa chảy máu ảnh 2

Dấu hiệu và triệu chứng:

· Nhiều vết bầm rộng hoặc sâu

· Đau và sưng khớp nối do xuất huyết trong

· Xuất huyết trong bắp thịt

· Có máu trong nước tiểu và phân

· Chảy máu kéo dài ở vết cắt hay chấn thương, sau phẫu thuật hay nhổ răng.

Do hạn chế di chuyển, trẻ thường không gặp nhiều vấn đề liên quan đến bệnh ưa chảy máu. Song khi trẻ bắt đầu di chuyển loanh quanh, ngã và va chạm đồ vật thì có thể xuất hiện các vết bầm trên mặt. Phần lớn thời gian các chỗ va và bầm tím này không nghiêm trọng và không cần điều trị.
Bé trai bị bệnh ưa chảy máu khi cắt bao quy đầu sẽ bị chảy máu kéo dài.

Một số điều cần biết về bệnh ưa chảy máu ảnh 3

Điều trị: Việc điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, có thể tiêm chậm desmopressin, vật lí trị liệu nếu xuất huyết trong gây tổn thương các khớp,…

Nếu có vết đứt nhỏ hay vết cào thì băng ép để giữ gìn vết thương. Đối với vùng xuất huyết nhỏ dưới da thì chườm đá.

Tự chăm sóc: Các bước sau đây có thể giúp tránh xuất huyết nhiều và bảo vệ khớp:

· Thể dục đều đặn: Bơi lội, đi xe đạp và đi bộ là hoạt động thể lực nhưng vẫn bảo vệ khớp. Không chơi các môn thể thao đối kháng.

· Tránh một số thuốc: Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (Advil, Motrin,…) có thể làm xuất huyết nặng thêm. Tránh một số thuốc làm loãng máu như heparin hay warfarin (Coumadin) vì chúng cản trở đông máu.

· Giữ vệ sinh cho răng để tránh phải nhổ răng, có thể gây chảy máu nặng.

Thạc sĩ, – Bác sĩ Vũ Tuyết Mai

Theo Viết
MỚI - NÓNG