Nắng nóng, tăng đột biến trẻ viêm màng não nhập viện

Nơi chờ lấy số, phát thuốc của bệnh viện luôn đông kín người xếp hàng.
Nơi chờ lấy số, phát thuốc của bệnh viện luôn đông kín người xếp hàng.
TPO - Hầu hết số trẻ mắc viêm não nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương là những ca nặng, có trẻ liệt tứ chi, nhiều cháu không tự thở được, phải mở khí quản để thở máy kéo dài.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương cho biết, viêm não Nhật Bản (VNNB) hay còn gọi là viêm não B, là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương hành não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động.

Thống kê tại BV Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày BV khám cho khoảng 2.500 đến 3.200 ca khám/ngày. Thời điểm này, số ca mắc VNNB có sự gia tăng đáng kể, từ đầu mùa đến giờ có khoảng 37 ca, so với mọi năm thì số lượng không tăng nhưng lứa tuổi mắc lại cao hơn.

TS, BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, là khoa đặc biệt điều trị tích cực cho các ca nặng, số lượng giường dành cho thở máy chỉ hơn 40 máy nên không thể nào tải được số bệnh nhi nhập viện đông như những ngày nắng nóng vừa qua. Như mọi lần, khoa sẽ có chuẩn bị 2-3 giường trống để sẵn sàng đón các bệnh nhi nhưng vài ngày qua, các cháu phải nằm chờ, thở máy tại khu cấp cứu. Sau khi có giường trống mới nhận bệnh nhân lên.

Nắng nóng, tăng đột biến trẻ viêm màng não nhập viện ảnh 1  Điều trị cho trẻ tại BV Nhi Trung ương

Mùa hè năm nay, khoa tiếp nhận đột biến các ca mắc viêm não. “Năm nay viêm não Nhật Bản quay lại với tỷ lệ dương tính tương đối. Những ca bệnh này chủ yếu là ở các cháu tại các tỉnh vùng núi phía bắc như Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…”, BS Tuấn cho hay.

Hiện thời tiết đang nắng nóng đỉnh điểm, trong khoa có khoảng gần chục ca VNNB, hầu hết là những ca nặng. Trẻ lớn nhất khoảng 15- 16 tuổi, còn lại đa số là 10- 12 tuổi.

Theo TS Lâm điều đặc biệt của mùa dịch năm nay là bệnh viêm não Nhật Bản có tuổi mắc lớn hơn. Thông thường viêm não Nhật Bản thường xảy ở độ tuổi 2- 8 tuổi, nhưng năm nay, lứa tuổi nhập viện cao hơn, khoảng 8-12 tuổi, đa số các bệnh nhi vào viện đã ở tình trạng nặng nề. Khi được hỏi, các bậc phụ huynh không nhớ tiền sử tiêm chủng của con, có cháu không tiêm mũi nhắc lại. Đây là lý do làm cho trẻ dễ mắc bệnh.

Theo TS Lâm, có nhiều di chứng do bệnh viêm não Nhật Bản gây nên. “Hiện tại các ca chúng tôi gặp có trẻ liệt tứ chi, nhiều cháu không tự thở được, phải mở khí quản để thở máy kéo dài. Di chứng để lại rất nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của các cháu”, BS Lâm nói. Bác sĩ Lâm khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tiêm phòng cho con mình đầy đủ và tiêm nhắc lại 3 năm một lần đến năm 15 tuổi.

 
Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cần tiêm vắc xin VNNB đầy đủ và đúng lịch. Đây là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi.

Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Bên cạnh đó cần xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.