Ngày càng nhiều đàn ông trẻ Việt Nam bị rối loạn cương dương

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Tỷ lệ và số lượng nam giới bị mắc các bệnh lý về nam khoa ngày càng gia tăng và trẻ hoá. 4 bệnh nam khoa mà nam giới hay mắc gồm: Rối loạn tình dục như xuất tinh sớm, xuất tinh chậm và muộn, xuất tinh ngược dòng…); Vô sinh; Viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục; Dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục (tinh hoàn ẩn, dương vật cong, niệu đạo đóng thấp…).

Báo cáo mới nhất của Đại học Winsconsin (Mỹ) ghi nhận có 5% nam giới dưới 40 tuổi bị rối loạn cương dương hoàn toàn. Tỷ lệ rối loạn chung của nhóm tuổi này là 40% và tăng lên 50% khi chạm tuổi ngũ tuần.

Tại Việt Nam, tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương cũng ở mức tương tự, đặc biệt, độ tuổi rối loạn cương ngày càng trẻ hóa, thậm chí đã xuất hiện ở những người mới ngoài 30.

Theo TS. BS  Nguyễn Quang, Quyền Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh “khó nói” ngày càng gia tăng, nếu như 10 năm trước, mỗi ngày Trung tâm chỉ có vài người đến khám thì nay đã lên tới khoảng 50 người/ngày. Trung bình một năm, Trung tâm Nam học tiếp nhận khoảng 17.000 lượt nam giới đến khám. Tỷ lệ và số lượng nam giới bị mắc các bệnh lý về nam khoa ngày càng gia tăng và trẻ hoá. 4 bệnh nam khoa mà nam giới hay mắc gồm: Rối loạn tình dục như xuất tinh sớm, xuất tinh chậm và muộn, xuất tinh ngược dòng…); Vô sinh; Viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục; Dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục (tinh hoàn ẩn, dương vật cong, niệu đạo đóng thấp…).

Ngày càng nhiều đàn ông trẻ Việt Nam bị rối loạn cương dương ảnh 1

Khám và tư vấn điều trị bệnh nam học cho bệnh nhân tại Trung tâm Nam học- Bệnh viện Việt Đức

Theo các bác sĩ, rối loạn cương không mang nghĩa “cương bất chợt, cương cứng không kiểm soát” như nhiều quý ông vẫn hiểu nhầm, mà nó chỉ tình trạng không thể cương hoặc có lên nhưng không “căng”. Các tài liệu nam khoa cho biết, sự cương cứng liên quan đến não, thần kinh, nội tiết tố, cảm xúc và hệ thống tuần hoàn máu. Những bộ phận này làm việc hài hòa với nhau, giúp các mô xốp trong dương vật đầy máu và trở nên cứng. Nam giới bị rối loạn chức năng cương khó có thể cương cứng hoặc duy trì trạng thái đó khi "lâm trận".

Từ thực tiễn gắn bó với chuyên môn nam học trong nhiều năm qua, BS Quang phân tích: Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do rối loạn hormone, sinh hoạt không điều độ, uống rượu bia nhiều, căng thẳng trong cuộc sống, mất cân bằng tâm sinh lý…, nhất là lối sống thiếu lành mạnh. Đặc biệt, hầu hết nam giới mắc bệnh đều rất e ngại, ngại đi khám, ngại chia sẻ; đến khi không cố được nữa thì mới đi khám. Cũng vì thế đa phần nam giới đến khám thường có quá trình ủ bệnh lâu, khám chữa muộn và bệnh đã ở giai đoạn khó chữa.

“Việc bệnh nhân mang bệnh suốt một quá trình dài như vậy đã không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh lý mà còn ảnh hưởng đến việc sinh con khi lập gia đình.  Do đó, những người bệnh không may mắc các trục trặc về nam học cần được thăm khám và phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, như thế việc chữa trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn”- TS Quang khuyến cáo.

Để cải thiện phong độ cho quý ông mắc chứng rối loạn cương, các bác sĩ nên sống lành mạnh, ăn uống điều độ, hạn chế ăn mỡ động vật, nên ăn cá, rau, dầu thực vật, các loại hạt... Cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tránh căng thẳng, không thức khuya, hút thuốc, uống rượu bia hay lạm dụng các chất gây nghiện. Nếu bị cao huyết áp hay đái tháo đường, người bệnh cần điều trị sớm và tích cực.

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG